“Con số 9% có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay khi mà các quốc gia đều tăng trưởng âm. Chúng ta tăng trưởng dương là cao, thậm chí có thể coi là tăng trưởng nóng” - ông Hải nhận định.
Báo cáo này cũng đã đề cập đến thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong các năm gần đây. Theo đó, năm 2016, Việt Nam xuất sang thị trường này gần 22 tỉ USD, tăng 30%. Trong khi đó, tuy chúng ta vẫn nhập từ Trung Quốc nhiều nhưng mức tăng chỉ 1%. Điều này giúp rút ngắn khoảng cách thâm hụt thương mại với Trung Quốc.
Tham dự buổi công bố báo cáo, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho rằng báo cáo chưa đánh giá được những con số xuất nhập khẩu qua tiểu ngạch, đặc biệt là vấn đề nhập lậu. Riêng ngành dệt may, Việt Nam đã xuất khẩu 5 mặt hàng chủ lực ra thị trường thế giới, như quần áo các loại, sợi các loại, vải địa kỹ thuật cho công nghệ làm đường, lốp ô tô, xe máy… Tuy nhiên, đối với những thị trường chúng ta xuất khẩu được, chỉ sau một thời gian, các nước lại dựng lên hàng rào bảo hộ nên nhiều nơi gần như bị “đóng cửa”. “Vấn đề hiện nay là Báo cáo xuất nhập khẩu phải có sự nhìn nhận, đánh giá vấn đề phòng vệ thương mại nhằm tăng khả năng phòng vệ của chúng ta để có thể đối phó kịp thời” - ông Giang góp ý.
Đây là lần đầu tiên Bộ Công Thương công bố báo cáo xuất nhập khẩu. Báo cáo được xây dựng từ nguồn thông tin chính thức về tình hình xuất nhập khẩu từng nhóm ngành hàng, từng thị trường và công tác chỉ đạo của ngành công thương trong điều tiết, xúc tiến thương mại.
Bình luận (0)