xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vài dòng tưởng nhớ người cô năm cũ

Tiến Bình (TP. Hồ Chí Minh)

Có những điều nghe từ thời học trò, nhưng sau vài chục năm mới nhận ra hết ý nghĩa.

 “Nghề giáo như người đưa đò. Bao thế hệ học trò được thầy cô đưa từng chặng để đến bến bờ tri thức. Để rồi, có được mấy lữ khách tìm về thăm bến đò xưa cùng người chèo đò năm cũ”.
 
img
Minh họa từ internet
 
Đã mấy mùa 20-11 chợt nhận ra khi tóc đã bắt đầu bạc, hình như mình chẳng còn “người chèo đò” nào để về thăm, trong khi "bến đò cũ" vẫn còn nguyên đó. Thầy cô phần lớn đã già yếu, có học trò đến thăm rất vui, rất mừng, nhưng sao có thể nhớ hết “khách qua đò”. Khách qua đò ở bến đò trên sông còn qua còn lại, học trò qua luôn, thi thoảng chỉ về thăm “người chèo đò” xưa.
 
Đến thăm thầy cô cũ phải nhắc tên đứa học giỏi nhất trường, nhất lớp năm đó hoặc tên đứa quậy nổi tiếng trong lớp, may ra thầy cô còn nhớ mấy đứa đó, mình được nhớ “ké”.  Học trò giỏi để thầy cô tự hào, học trò cá biệt khiến thầy cô vất vả. Nhưng khi không còn đứng trên bục giảng, đứa nào đến thăm, thầy cô đều nhớ và xúc động như nhau.
 
Và với học trò, không phải tự nhiên khi bao năm rời xa mái trường vẫn nhớ nhất về thầy cô nghiêm khắc có tiếng hay hiền lành đến lạ lùng. Có những thầy cô nghiêm khắc học trò khiếp sợ một thời, thành danh lưu truyền qua bao thế hệ. Như ở trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký, Sàigòn thập niên sáu mươi, bảy mươi không học sinh nào không biết câu “Nhất cô Khả, nhì cô Hương”. Tôi có may mắn học với cả hai cô. Nhưng tôi vẫn nhớ nhất cô Trần Thị Ngọc Dung, một trong những giáo viên dạy văn giỏi nhất trường.
 
Năm lớp 10, lớp tôi được cô chủ nhiệm. Hầu như không thấy cô ngồi trong suốt tiết giảng, ngay cả lúc hỏi, truy bài. Khi cho điểm, cô cũng đến bàn ghi và tiếp tục đứng, đi loanh quanh lớp. Cô giảng bài như nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu, mà mỗi bài văn như một vở tuồng hấp dẫn.
 
Có lần, cả trường tham gia lao động trên công trường thủy lợi Trần Quang Cơ ở Hóc Môn.  Đến giờ, tôi vẫn không tưởng tượng nổi cô giáo của mình vừa thấp bé, ốm yếu lại có thể đạp chiếc xe mini từ trường ở đường Nguyễn Văn Cừ, quận 5 lên tận Hóc Môn để… đào kênh.  Trên đường, xe cộ đông đúc, bọn học trò, đứa chạy trước, đứa chạy sau như muốn canh chừng, bảo vệ cô chủ nhiệm. Nhưng chính cô lại lúc kêu đứa này chạy vô lề, hét đứa kia đừng đùa giỡn, chốc chốc lại hỏi A đâu, B đâu, chưa thấy C đạp lên.
 
…Và sự tận tâm, nhiệt tình trong giảng dạy bằng đã ảnh hưởng đến chính sức khỏe của cô. Sức khỏe cô suy giảm rõ rệt. Hôm đó, cô ngã quỵ ngay trên bục giảng. Trường đưa cô vào bệnh viện Sùng Chính (nay là Trung tâm chấn thương chỉnh hình).  Cả lớp vào bệnh viện thăm cô. Mấy đứa con gái, cán sự lớp tíu tít quanh cô, cũng có đứa ngồi lặng lẽ bên chiếc giường trống nhìn sang. Yếu vậy mà cô vẫn ráng gượng dậy, cố nhìn cho hết đám học trò…
 
Học kỳ 2, cô không còn sức đứng lớp. Lớp tôi có chủ nhiệm khác. Bọn học trò ngơ ngác. Thời gian sau, cả trường bàng hoàng nhận được tin cô đã vĩnh viễn ra đi…
 
Ngày nay, khi đưa đón con ở cổng trường tôi lại bồi hồi nhớ đến cô.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo