Cua biển trong rừng ngập mặn từ lâu là đặc sản được ưa chuộng bởi thịt chắc, thơm ngon. Cũng chính vì thế nó mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân vùng rừng ngập mặn. Ảnh: thuysanvietnam
Thời điểm bắt được cua biển nhiều nhất là những ngày thủy triều lên cao. Khu vực rừng sú vẹt ngập mặn, hay rừng đước là nơi có thế giúp người dân những vùng này kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ nghề săn cua biển. Thông thường để săn cua biển, người dân phải di chuyển bằng thuyền và thường đi theo đám đông. Ảnh: Tiền Phong
Với đồ nghề là cây cần mốc, cái rập cua, chiếc cần câu cùng lưới câu làm bằng dây chì buộc vài khúc rắn đẻn, chiếc vợt lưới… là có thể đi bắt được cua biển ẢnhMuctim
Theo chia sẻ của nhiều người trong nghề, cua thường di chuyển từ biển vào cửa sông rồi tìm tới những khu vực bùn lầy, đất ẩm ướt trong rừng để cư trú
Bắt cua không hề dễ bởi cua không di chuyển theo đàn mà đi riêng lẻ, muốn bắt phải có kinh nghiệm. Ảnh: thuysanvietnam
Cua biển trong rừng ngập mặn thường đào hang dưới gốc cây sú vẹt, cây đước hay nơi đất cứng. Đối với những hang sâu trên 1 m, phải dùng móc câu là thanh sắt nhỏ dài khoảng 1 m, hai đầu uốn cong. Khi phát hiện hang có cua ở, lấy thuổng đào và dùng móc câu dụ cho cua kẹp vào móc rồi nhẹ nhàng kéo ra. Ảnh: Muctim
Thông thường vào thời điểm tháng 3, tháng 4 âm lịch, cua thường ôm nhau (giao phối) nên một hang có hai con là bình thường. Tới tháng 9, 10 âm lịch cua cái sẽ có gạch, chuẩn bị cho mùa sinh sản. Ảnh: Muctim
Cua biển tự nhiên có màu xanh hơi sẫm, phần dưới hai càng có mảng màu đỏ sáng. Ảnh: Muctim
Cua biển trong rừng ngập mặn thịt chắc thơm ngon được thị trường ưa chuộng nên giá khá đắt từ 200.000 - 300.000 đồng/kg. Bình quân những ngày thuận lợi, mỗi người dân làm nghề này có thể bắt được từ 3-4 kg, thu nhập có khi đến tiền triệu mỗi ngày
.
Bình luận (0)