Tất cả họ cũng như những người dân sống ven biển Gò Công đa phần đều gắn bó với biển, cùng chung một khát vọng mưu sinh nơi cát đen, biển bùn này.
Hàng năm, khi mùa gió chướng lồng lộng thổi cùng những con sóng dữ tạm rời xa nhường chỗ cho mùa gió Nam, cũng là lúc nhiều người dân ven biển Tân Điền (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) bước vào mùa đẩy ruốc.
Trong mùa đẩy ruốc năm nay, số tiền nhiều nhất mà 1 người thu được sau chuyến đẩy ruốc là hơn 2 triệu đồng.
Công việc đẩy ruốc là nghề tay trái của nhiều người dân nơi đây, được diễn ra mỗi khi thủy triều xuống. Lúc này, những người làm nghề này sẽ họp lại thành một nhóm khoảng 10 người mang vác dụng cụ xuống biển để đẩy ruốc. Ruốc ở đây khi được bắt lên vẫn còn tươi sống, thế nên có giá trị cao hơn hẳn so với ruốc ở đáy sông Cầu.
Trút ruốc vừa đẩy được vào thùng chứa - Đẩy ruốc là một công việc đầy nặng nhọc do phải trầm mình dưới biển hàng giờ đồng hồ
Thông thường, việc đẩy ruốc kéo dài từ nước rút cho đến nước lên. Những người có điều kiện sẽ sắm ghe để đi đẩy, còn không thì đẩy ruốc bằng đồ nghề tự chế.
Mỗi khi tới con nước, dọc theo bãi biển Tân Điền, chúng ta có thể thấy hàng trăm người đang trầm mình dưới biển hì hục đẩy ruốc, nhìn từ xa trông họ như những đốm đen di động. Tất cả họ cũng như những người dân sống ven biển Gò Công đa phần đều gắn bó với biển, cùng chung một khát vọng mưu sinh nơi cát đen, biển bùn này.
Nghề đẩy ruốc là nghề tay trái của người dân nơi đây, số tiền thu về từ việc bán ruốc giúp họ trang trải cuộc sống
Người dân Tân Điền chờ thủy triều rút để đẩy ruốc
Những người đẩy ruốc tranh thủ thời gian nghỉ để thưởng thức thành quả mà họ mới thu hoạch được
Khách đi đường mua những con ruốc tươi sống vừa mới được bắt lên - Ruốc có thể chấy ăn với bánh tráng, rau sống hay dùng để làm mắm ruốc, nước mắm.
Bình luận (0)