xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lần đầu tiên rà soát tiêm chủng, tiêm bù vắc-xin cho trẻ mầm non, tiểu học

N.Dung

(NLĐO) - Trẻ học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học được rà soát tiền sử tiêm chủng và được tiêm bù liều nếu chưa tiêm đủ mũi vắc-xin phòng một số bệnh truyền nhiễm

Theo Bộ Y tế, tiêm chủng vắc-xin là một trong những biện pháp kinh tế và hiệu quả nhất để nâng cao miễn dịch cộng đồng, hạn chế nguy cơ lây nhiễm, biến chứng hoặc tử vong do bệnh.

Nhiều vắc-xin được cung cấp miễn phí cho trẻ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Lần đầu tiên rà soát tiêm chủng, tiêm bù vắc-xin cho trẻ mầm non, tiểu học- Ảnh 1.

Trẻ mầm non, tiểu học được tiêm bù liều nếu chưa tiêm đủ liều vắc-xin phòng bệnh

Những năm qua, tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 95% trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, ước tính trung bình hàng năm có 100.000 - 200.000 trẻ ở các nhóm tuổi không được tiêm chủng đủ mũi các vắc-xin trong tiêm chủng mở rộng.

Việc tích lũy số trẻ này qua các năm, đặc biệt với tình trạng khai báo di chuyển nội địa trong các năm gần đây có xu hướng gia tăng là yếu tố nguy cơ gây dịch.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 số trẻ không được tiêm đầy đủ ước tăng gấp 2 lần, là các trẻ học mầm non, tiểu học.

PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết Bộ Y tế cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học. 

Đồng thời, rà soát và tiêm bù liều vắc-xin thiếu sẽ tăng tỉ lệ bao phủ các vắc-xin trong tiêm chủng mở rộng ở nhóm trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học nhằm chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin. Đây là lần đầu tiên nước ta rà soát tiêm chủng, tiêm bù liều cho nhóm trẻ này trên toàn quốc.

Năm 2024, chiến dịch này sẽ phủ khoảng 30% các tỉnh, thành và từ năm 2025 sẽ triển khai trên cả nước.

Lần đầu tiên rà soát tiêm chủng, tiêm bù vắc-xin cho trẻ mầm non, tiểu học- Ảnh 2.

Tiêm chủng vắc-xin cho học sinh tiểu học

"Mục tiêu là ít nhất 90% trẻ được xác định chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ mũi vắc-xin sởi, sởi-rubella, vắc-xin bại liệt và viêm não Nhật Bản được tiêm chủng bù liều để phòng bệnh"- PGS Hồng nói.

Theo Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Mỹ (US CDC), hiện 130 quốc gia đã rà soát tiêm chủng, một số nước đã đưa ra quy định bắt buộc tiêm chủng đầy đủ khi đi học.

Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các quốc gia về triển khai kiểm tra tiền sử tiêm chủng cho trẻ bước vào độ tuổi đi học trong chiến lược hướng tới mục tiêu thanh toán, loại trừ và khống chế các bệnh truyền nhiễm.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương rà soát, dự kiến nhu cầu và lập kế hoạch, đảm bảo cung ứng các vắc-xin trong Tiêm chủng mở rộng cho các nhóm trẻ.

Theo Bộ Y tế, đối tượng, lịch tiêm chủng vắc-xin bắt buộc trong chương trình Tiêm chủng mở rộng gồm:

- Trẻ sơ sinh: Tiêm vắc-xin viêm gan B.

- Trẻ dưới 1 tuổi: Sẽ có các mũi tiêm hoặc uống các vắc-xin: BCG (lao), bOPV (bại liệt uống), DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván), viêm gan B, Hib (ngừa 2 bệnh viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib - đây là vi khuẩn gây bệnh viêm phổi và viêm não mủ ở trẻ nhỏ, rất dễ lây truyền dù chỉ là qua những giọt dịch tiết khi hắt hơi và ho, đặc biệt dễ lây cho trẻ nhỏ từ 6 tháng đến dưới 2 tuổi), IPV (bại liệt, tiêm), sởi.

- Trẻ 18 - 24 tháng tuổi: Sẽ tiêm vắc-xin sởi - rubella, DPT.

- Trẻ 1 - 5 tuổi: Sẽ tiêm chủng các mũi vắc-xin viêm não Nhật Bản B.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo