xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làng nghề bánh tráng Phú Long đỏ lửa

Châu Tỉnh

(NLĐO) – Có thâm niên hàng trăm năm, làng nghề bánh tráng Phú Long (Bình Thuận) đỏ lửa những ngày cuối năm để kịp ra lò những chiếc bánh dẻo mềm, hạt mè thơm lừng để kịp đưa đi khắp miền đất nước

Phú Long, thị trấn nhỏ thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, tiếp giáp với TP Phan Thiết là nơi khá đặc biệt trên bản đồ du lịch Bình Thuận với nhiều làng nghề truyền thống được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Trong những ngày này, gian bếp những hộ gia đình bánh tráng Phú Long, một làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm, lại đỏ lửa, tất bật phục vụ thị trường Tết.

Làng nghề bánh tráng Phú Long đỏ lửa- Ảnh 1.

Bánh tráng Phú Long được sản xuất quanh năm để phục vụ tiêu dùng. Trong đó, cao điểm là những ngày cận Tết, khi các gia đình đỏ lửa quanh tháng Chạp để kịp cung cấp sản phẩm

Làng nghề bánh tráng Phú Long đỏ lửa- Ảnh 2.

Cụ Nguyễn Thị Tuyết, khu phố Phú Thịnh, thị trấn Phú Long là người trong gia đình có 3 đời làm nghề bánh tráng. Bà Tuyết đến với nghề tráng bánh từ cha mẹ truyền lại vào năm 20 tuổi, đến nay bà đã đứng bếp được 55 năm

Làng nghề bánh tráng Phú Long đỏ lửa- Ảnh 3.

Theo bà Tuyết, muốn tạo ra những chiếc bánh tráng dẻo thơm thì người thợ phải tổng hòa nhiều công đoạn, gồm chọn gạo tốt, ngầm mềm trước khi xay. Quá trình tráng bánh, lửa được đôt từ vỏ trấu  phải được giữ ở nhiệt độ ổn định, không quá non sẽ làm bánh bị chín sượng, cũng không quá già sẽ háp bánh

Làng nghề bánh tráng Phú Long đỏ lửa- Ảnh 4.

Mỗi ngày thấp điểm, lò bánh tráng của gia đình bà Tuyết dùng khoảng 50 ký gạo để xay thành bột và tráng bánh thành phẩm. Những ngày cận Tết, lượng gạo nguyên liệu để làm bánh tráng sẽ tăng gấp đôi để đáp ứng thị trường

Kỹ thuật làm bánh tráng Phú Long ngon nức tiếng

Làng nghề bánh tráng Phú Long đỏ lửa- Ảnh 5.

Bánh tráng Phú Long sau khi được cán tròn sẽ được sắp lên các vỉ tre đan trước khi đem phơi nắng. Bành sắp lên vỉ được người thợ làm tỉ mỉ, khéo léo vì rất dễ rách khi đang còn ướt

Làng nghề bánh tráng Phú Long đỏ lửa- Ảnh 6.

Sau đó, bánh tráng được đem phơi nắng trên từng vỉ tre đan. "Nhiệt độ lí tưởng nhất để bánh tráng phơi khô là từ 32 - 33 độ, phơi từ 5 - 7 phút thì bánh sẽ đủ nắng, rất dễ cho việc thu hoạch, xếp vào túi ni lông" - chị Hà, một thợ làm bánh tráng Phú Long cho biết

Làng nghề bánh tráng Phú Long đỏ lửa- Ảnh 7.

Bánh tráng Phú Long có 2 loại được sản xuất ra thị trường, là bánh tráng mỏng, loại thông dụng, được bán với giá khoảng 3.000đ/cái và bánh tráng dày, thường dược bán với giá 4.000 - 5.000đ/cái

Làng nghề bánh tráng Phú Long đỏ lửa- Ảnh 8.

Anh Nguyễn Công Lập, thợ làm bánh tại làng bánh tráng Phú Long, cho biết sản phẩm được đưa đi tiêu thụ khắp nơi trên cả nước, trong đó cao điểm là những ngày cận Tết khi bánh tráng là món ăn đi kèm với măng thị kho không thể thiếu của nhiều gia đình Việt

Bánh tráng Phú Long đỏ lửa dịp cuối năm

Làng nghề bánh tráng Phú Long đỏ lửa- Ảnh 9.

Làng nghề bánh tráng Phú Long có tuổi đổi hàng trăm năm, lúc cao điểm lên tới cả trăm hộ cùng làm nghề. Ngày nay, với sự cạnh tranh của bánh tráng làm bằng máy, làng nghề bánh tráng nơi đây còn khoảng 30 - 40 hộ giữ nghề. Dù vậy, các hộ hiện vẫn sống được với nghề nhờ thị trường tiêu thụ ổn định quanh năm. Đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, các lò bánh tráng tại Phú Long lại đỏ lửa, những người thợ lại được dịp thổi hồn nghề tinh hoa vào từng chiếc bánh để phục vụ bữa ăn cho các gia đình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo