xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động có trình độ mất việc chiếm tỉ lệ khá cao

Huỳnh Như

(NLĐO) – Trong quý I-2024, có đến 8.483 người lao động có trình độ đại học và trên đại học mất việc, chiếm đến 35% tổng số hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM (CSE) vừa có báo cáo về tình hình người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 3 tháng đầu năm 2024.

Theo đó, trong quý I-2024, đơn vị này đã tiếp nhận 28.535 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 26.142 người lao động. Giảm 12% so với cùng kỳ quý I-2023 (32.255 hồ sơ).

Lao động có trình độ mất việc chiếm tỉ lệ khá cao- Ảnh 1.

Người lao động làm hồ sơ đề nghị hưởng trọ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP HCM

Lý giải nguyên do, bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc CSE cho biết do tình hình kinh tế khởi sắc, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng cao để đáp ứng nhân lực phục vụ sản xuất trong năm. "Song song đó, các hoạt động kết nối cung - cầu lao động được tổ chức nhiều và đa dạng giúp cho người lao động dễ dàng tìm kiếm được việc làm phù hợp nên giảm tỉ lệ thất nghiệp" – bà Thục nói.

Cũng theo thống kê từ báo cáo này, ngành nghề có số lượng người thất nghiệp cao nhất là các hoạt động dịch vụ với 13.101 người, chiếm 53,5% tổng số lao động mất việc. Đứng thứ 2 là người làm trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 7.883 người, chiếm 32,19%.

Đáng lưu ý, thống kê theo trình độ của lao động mất việc cho thấy lao động phổ thông và người trình độ cao rất dễ mất việc.

Cụ thể, có đến 12.184 lao động phổ thông không có bằng cấp chứng chỉ mất việc, chiếm 50% tổng số người đăng ký thất nghiệp trong quý I-2024. Tỉ lệ này ở nhóm lao động có trình độ đại học và trên đại học là 35% với 8.483 người.

Lao động có trình độ mất việc chiếm tỉ lệ khá cao- Ảnh 2.

Người lao động thất nghiệp theo trình độ chuyên môn tại TP HCM trong quý I/2024. Nguồn: CSE

Trong khi đó, lao động có trình độ nghề lại rất ít mất việc. Cụ thể, chỉ có 512 người lao động có chứng nhận, chứng chỉ nghề sơ cấp đăng ký thất nghiệp trong quý I-2024, chiếm 2%. Tỉ lệ này ở nhóm lao động có trình độ trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp là 5% với 1.124 người. Nhóm lao động có trình độ cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp là 2.187 người, chiếm 9%.

Từ số liệu trên có thể thấy, trên thực tế, tỉ lệ lao động không có nghề và người có bằng cấp đại học trở lên rất dễ mất việc hoặc chuyển việc. Còn lao động có trình độ nghề rất ít chuyển đổi công việc và doanh nghiệp cũng ít khi sa thải nhóm này. Nguyên nhân là do nguồn cung của nhóm lao động trình độ nghề rất khan hiếm. Trong khi nhu cầu chủ yếu của doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM là lao động có trình độ nghề.

Một khảo sát khác do, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM (FALMI) thực hiện cho thấy, trong quý I-2024, có đến 14.300 lượt doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng nhân sự cho 82.600 chỗ làm việc.

Lao động có trình độ mất việc chiếm tỉ lệ khá cao- Ảnh 4.

Các nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao quý I - 2024. Nguồn FALMI

Trong số đó, nhu cầu nhân lực trình độ đại học trở lên cần 17.594 chỗ làm việc, chiếm 21,3% tổng nhu cầu nhân lực; nhu cầu nhân lực trình độ nghề (từ sơ cấp đến cao đẳng) là 53.838 chỗ làm việc, chiếm 65,2% tổng nhu cầu nhân lực; lao động phổ thông cần 11.168 chỗ làm việc, chiếm 13,52%.

Lao động có trình độ mất việc chiếm tỉ lệ khá cao- Ảnh 5.

Nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật quý I-2024. Nguồn: FALMI

Về nhu cầu tìm kiếm việc làm mới, trong quý I-2024, có đến 37.235 người, trong đó hầu hết là người có trình độ đại học trở lên.

Cụ thể, có đến 23.242 người tìm kiếm việc làm có trình độ đại học trở lên, chiếm 62,4% tổng số người tìm việc; nhóm tìm việc có trình độ nghề (từ sơ cấp đến cao đẳng) là 12.954 người, chiếm 34,8% tổng số người tìm việc.

Lao động có trình độ mất việc chiếm tỉ lệ khá cao- Ảnh 6.

Nhu cầu tìm việc theo cơ cấu trình độ tại TP HCM trong quý I-2024. Nguồn: FALMI

So sánh cung cầu lao động theo trình độ chuyên môn, có thể thấy rõ sự chênh lệch đang ở mức độ cao.

Cụ thể, nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ đại học trở lên là 21,3% tổng cầu mà tỷ lệ người tìm việc trình độ này chiếm đến 62,4% tổng cung. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ nghề là 65,2% tổng cầu mà tỷ lệ người tìm việc trình độ này chỉ là 34,8% tổng cung.

Sự chênh lệch cung cầu này trên thị trường lao động khiến tỉ lệ thất nghiệp của người có trình độ nghề rất thấp, còn lao động phổ thông và trình độ đại học trở lên dễ mất việc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo