xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liên Khương thành sân bay quốc tế đầu tiên của Tây Nguyên

Trường Nguyên

(NLĐO) - Sân bay Liên Khương thành cảng hàng không quốc tế, được tiếp nhận các chuyến bay quốc tế, tư nhân và máy bay quân sự.

Ngày 23-6, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức lễ công bố chuyển cảng hàng không Liên Khương thành cảng hàng không quốc tế Liên Khương tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. 

Tham dự sự kiện có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, ông Lê Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ GTVT. Về địa phương có ông Nguyễn Thái Học, quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, lãnh đạo UBND tỉnh và các sở ngành.

Liên Khương thành sân bay quốc tế đầu tiên của Tây Nguyên- Ảnh 1.

Ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT, trao quyết định cho đại diện Cục Hàng không Việt Nam và đại diện Cảng hàng không quốc tế Liên Khương.

Ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT, khẳng định sân bay quốc tế này là sự nỗ lực của tỉnh Lâm Đồng và ngành hàng không để cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị về phát triển Tây nguyên tầm nhìn 2030-2045.

Để cảng hàng không quốc tế Liên Khương hoạt động hiệu quả, kết nối các trung tâm kinh tế lớn, Bộ GTVT đề nghị các đơn vị liên quan, UBND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam để triển khai đầu tư, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Liên Khương, tăng hiệu quả và phát triển cảng theo quy hoạch được duyệt.

Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết đây là sự kiện quan trọng của tỉnh. Có kết quả này là được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ ngành trung ương. Cảng hàng không quốc tế Liên Khương có vị trí quan trọng của Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên. Khi trở thành cảng hàng không quốc tế sẽ tạo điều kiện phát triển không chỉ cho Lâm Đồng mà là động lực cho cả vùng Tây Nguyên.

Tỉnh Lâm Đồng kỳ vọng với đường bay thẳng đến nhiều quốc gia sẽ tạo điều kiện phát triển du lịch quốc tế, hàng hóa đến quốc tế nhanh nhất, nhiều nhất; tăng liên kết vùng, khai thác tiềm năng lợi thế không chỉ của Lâm Đồng mà cả vùng Tây Nguyên. Tỉnh Lâm Đồng đề nghị Tổng công ty quan tâm đầu tư cảng hàng không từ cấp 4D lên 4E theo quy hoạch được duyệt.

Liên Khương thành sân bay quốc tế đầu tiên của Tây Nguyên- Ảnh 4.

Sân bay Liên Khương thành cảng hàng không quốc tế là cú hích cho sự phát triển của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: L.V.

Sân bay Liên Khương hiện là sân bay cấp 4D theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Sân bay có đường băng dài 3.250m, rộng 45m đáp ứng khai thác chủng loại máy bay code D như máy bay Boeing B757, Airbus A300 và tương đương trở xuống. Tại đây cũng được Bộ GTVT cho phép khai thác nhiều chuyến bay quốc tế không thường lệ đưa du khách đến Lâm Đồng.

Theo quy hoạch sân bay Liên Khương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt vào tháng 5-2024, sân bay Liên Khương là cảng hàng không quốc tế, sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

Thời kỳ 2021 - 2030, sân bay Liên Khương có cấp sân bay 4E và sân bay quân sự cấp II, công suất 5 triệu hành khách/năm và 20.000 tấn hàng hóa/năm. Khai thác các loại máy bay code C như Airbus A320, A321 và máy bay code E như Boeing B747, B787, Airbus A350 cũng như các loại máy bay tương đương.

Tầm nhìn đến năm 2050, sân bay Liên Khương tăng công suất khai thác lên 7 triệu hành khách và 30.000 tấn hàng hóa/năm. Tầm nhìn đến năm 2050, cảng hàng không quốc tế đầu tiên của vùng Tây Nguyên sẽ kéo dài đường băng thêm 350m để có chiều dài 3.600m, rộng 45m.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo