xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lời nhanh, mất trắng

Minh Chiến - Lê Tỉnh

Kiểm tra kỹ thông tin nhân thân của chủ tài khoản bằng cách theo dõi lịch sử hoạt động của tài khoản

Thời gian qua, không ít đối tượng đã lập ra những trang web giả mạo sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn để mời gọi kinh doanh nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Đánh vào lòng tham hoa hồng cao

Thông qua các trang mạng xã hội, nhiều đối tượng lừa đảo đã tìm cách tiếp cận các "con mồi" để giới thiệu, mời tham gia bán hàng qua các trang TMĐT mạo danh các sàn lớn. Trong đó, các đối tượng lừa đảo có sàn Starlink của tỉ phú Elon Musk.

Chị Nguyễn Quỳnh Trang (trú Hà Nội) cho biết chị tham gia một group mua sắm trên Facebook thì một người đàn ông nhắn tin làm quen và giới thiệu hoạt động kinh doanh trên sàn Starlink, với tên gọi "na ná" như starlink168, starlink688, starlink888… Sau đó, người này hướng dẫn chị Trang cách thức đăng nhập vào các đường link sàn này làm cộng tác viên kinh doanh để được hưởng hoa hồng cao. "Do có đọc được thông tin cảnh báo qua báo chí nên tôi đã không tham gia" - chị Trang nói.

Mới đây, chị H. - một nạn nhân tại Hà Nội - đã đến Công an TP Hà Nội trình báo chị bị mất 12 tỉ đồng khi tham gia mô hình kinh doanh tương tự như trên. Sau khi nghe lời giới thiệu từ một người bán hàng online rằng họ đã lãi 80 triệu đồng khi bán được 2 đồng hồ qua một ứng dụng mua hàng, chị H. thấy lợi nhuận lớn nên quyết định tham gia và lên trang web tải ứng dụng. Đơn hàng đầu tiên, chị nạp 511,28 USD (quy đổi 12,6 triệu đồng), sau đó nhận về cả gốc và lãi 61,35 USD (1,5 triệu đồng). Chị tiếp tục đặt 46 đơn hàng, trong đó một số đơn cũng rút được tiền. Đến khi số tiền nạp mua đơn là 12 tỉ đồng, chị đã bị chặn liên lạc và không thể rút tiền. Lúc này, chị mới biết mình bị lừa.

Một trang quảng bá sàn thương mại điện tử giả mạo thương hiệu Starlink, công ty cung cấp dịch vụ internet vệ tinh do tỉ phú Elon Musk sáng lập. (Ảnh chụp màn hình trên mạng xã hội Facebook)

Một trang quảng bá sàn thương mại điện tử giả mạo thương hiệu Starlink, công ty cung cấp dịch vụ internet vệ tinh do tỉ phú Elon Musk sáng lập. (Ảnh chụp màn hình trên mạng xã hội Facebook)

Với chiêu lừa đảo này, không ít nạn nhân đã sập bẫy với số tiền rất lớn. Công an TP Hà Nội cho biết, anh N. (ở Hà Nội) bị chiếm đoạt hơn 2,7 tỉ đồng khi tham gia đầu tư trên website giả mạo sàn Carousell (www.carousell888.com). Anh N. nhận tin nhắn từ một tài khoản Facebook nữ giới. Người này mời anh N. đầu tư bán hàng để hưởng hoa hồng. Khi truy cập, trang web có giao diện, tên miền giả mạo sàn Carousell với nhiều gian hàng và sản phẩm khác nhau. Anh N. được hướng dẫn mở gian hàng, đăng bán sản phẩm do đối tượng cung cấp. Thời gian đầu, các đơn hàng có giá 1 - 10 triệu đồng, anh N. vẫn nhận và rút được hoa hồng. Tuy nhiên, khi số tiền đến mức hàng tỉ đồng, anh N. không thể rút. Các đối tượng móc nối nhau, đưa nhiều lý do như nâng cấp thành viên, đóng thuế, phí hải quan... để nạn nhân chuyển thêm tiền mới rút được.

Trước đó, nhiều website giả mạo có cùng giao diện, cơ chế hoạt động tương tự: https://aiishopping.com, https://quick-shoppings.com... nhưng hầu hết đều đã bị khóa. Khảo sát việc mua bán trên sàn, điểm chung là các gian hàng đều không ghi nhận lượt mua, đánh giá hay bình luận mà chỉ có phần mô tả sản phẩm bằng tiếng Anh. Trong khi đó, để mua hàng, người mua phải thanh toán bằng đồng USDT. Việc đổi sang đồng USDT bằng cách người dùng chuyển tiền VNĐ sang ví điện tử do sàn này chỉ định.

Không thể sinh lời nhanh

Trước các vụ việc lừa đảo như trên, liên tiếp trong thời gian qua, Công an TP Hà Nội đã nêu rõ thủ đoạn của các đối tượng khi giả mạo logo, hình ảnh thương hiệu, website, Facebook, Zalo, công văn, con dấu, tài khoản ngân hàng của một số sàn TMĐT, doanh nghiệp có uy tín thương hiệu trong hoạt động kinh doanh, nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác với chiêu trò giả danh làm nhân viên tuyển dụng của các sàn TMĐT, siêu thị điện máy tuyển nhân viên làm việc online tại nhà, yêu cầu người dùng nạp tiền vào hệ thống để hưởng hoa hồng lừa đảo cộng tác viên.

Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị người dân cần cảnh giác với các cuộc gọi, lời mời tham gia làm cộng tác viên các trang TMĐT giả mạo. Đặc biệt cảnh giác khi nhận được lời mời kết bạn, trò chuyện của các tài khoản mạng xã hội không quen biết, kiểm tra kỹ thông tin nhân thân của chủ tài khoản bằng cách theo dõi lịch sử hoạt động của tài khoản thông qua hình ảnh đại diện hoặc các hình ảnh, bài đăng trên tường cá nhân.

Đại diện Cục ATTT nêu rõ đối tượng giả mạo thường thay đổi hình ảnh đại diện, đăng nội dung trong thời gian gần, hoặc lựa chọn thức liên lạc truyền thống như gọi điện, gặp mặt trực tiếp, gọi video để kiểm tra. Người có ý định đầu tư cần kiểm tra kỹ tính pháp lý của các sàn thông qua hệ thống quản lý hoạt động TMĐT của Bộ Công Thương trên website của bộ.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Công nghệ, Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam (NCS), khuyến cáo người dùng cần trang bị kiến thức nhất định về tài chính, đầu tư, bởi các hoạt động đầu tư, kinh doanh không thể sinh lời nhanh, nhiều như các đối tượng lừa đảo quảng cáo; khi tiếp nhận các thông tin trên mạng, cần phải kiểm chứng kỹ. 

Theo ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp an ninh mạng Việt Nam, trước khi hợp tác kinh doanh trên sàn TMĐT "lạ" so với trong nước, người dùng cần kiểm tra quá trình hoạt động của những trang web trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram… hoặc tìm kiếm trên các công cụ như Google, Bing... để kiểm chứng, đánh giá. Trường hợp được các đối tượng gửi đường link lạ chẳng hạn như Starlink688.com, người dùng tuyệt đối không nên tò mò mà nhấp vào, không cung cấp thông tin cá nhân vì có thể bị chiếm đoạt tiền từ tài khoản ngân hàng và hack tài khoản mạng xã hội để tiếp tục đi lừa đảo là rất cao. 

"Thông thường, trên các website TMĐT giả mạo sẽ hiển thị các đơn hàng, lượt mua và bình luận tốt về sản phẩm để tạo uy tín nhưng 100% chúng đều là ảo" - ông Nguyên khẳng định.

Theo các chuyên gia, các website TMĐT giả mạo vẫn còn tràn lan trên mạng là do số lượng trang web mới được tạo lập mỗi ngày rất lớn, trong khi nhân lực kiểm soát và công nghệ còn khá mỏng. 

Giả mạo các sàn uy tín để lừa đảo

Phản ánh đến Báo Người Lao Động, nhiều nhà đầu tư ở TP HCM, Hải Phòng, Hà Nội... cho biết đã bị lừa hàng trăm tỉ đồng bởi app VN-Temu bằng thủ đoạn mạo danh sàn TMĐT xuyên biên giới có tiếng của Trung Quốc là Temu để mời người chơi tham gia cung ứng hàng hóa ủy thác kinh doanh. Thủ đoạn lừa đảo theo mô hình đa cấp, tức người tham gia đăng ký tài khoản, mua "dự trữ hàng" và mời càng nhiều nhà đầu tư vào đội, nhóm sẽ càng được thưởng lãi suất, hoa hồng cao. Bà N. (ngụ tại TP HCM) cho biết, ban đầu, các đối tượng trả lãi, hoa hồng rất đầy đủ nên bà tin tưởng, liên tục nộp thêm tiền vào để đăng ký các gói VIP, nhận thưởng và lãi suất. Tuy nhiên, đến tối 30-12-2023, bà không thể truy cập vào ứng dụng nên không thể rút tiền và bị mất 300 triệu đồng.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo