Những năm gần đây, với sự vào cuộc quyết liệt của ngành chức năng, đời sống người dân đã có sự chuyển biến mạnh mẽ.
Ðể bảo đảm an ninh trật tự, ngành chức năng huyện U Minh thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường thủy nội địa, đặc biệt vào ban đêm, để tuyên truyền thủ đoạn của các loại tội phạm đến người dân để mọi người nâng cao nhận thức, tự bảo vệ tài sản, bám sát địa bàn… Tuy nhiên, với mạng lưới sông ngòi chằng chịt, lực lượng mỏng, phương tiện đấu tranh với tội phạm đường thủy còn hạn chế đã khiến lực lượng làm nhiệm vụ gặp khó trong việc đấu tranh, truy quét tội phạm đường thủy.
Người dân ra biển để giữ lú
Ông Lê Hồng Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh, cho biết ngoài khảo sát, lựa chọn địa điểm thuận lợi để thực hiện hành vi phạm tội và tẩu thoát thì tội phạm đường thủy còn giấu tài sản trộm cắp được ngay trên biển, đánh dấu vị trí bằng tọa độ. Khi có người mua, chúng sẽ giao dịch trên biển bằng cách cung cấp tọa độ giấu tài sản gian cho người mua tự đến lấy.
Theo lời nhiều ngư dân ở huyện U Minh, việc giao dịch tài sản gian ngay trên biển bằng vị trí tọa độ là một trong những thủ đoạn mới, tinh vi của tội phạm đường thủy. Với thủ đoạn trên, ngành chức năng cũng như người dân rất khó phát hiện và truy bắt kẻ gian. Ông N.V.K (ngụ huyện U Minh) cho biết gia đình ông đã gắn bó với nghề thả lú trên biển nhiều năm nay. "Thời gian qua, tôi bị trộm lấy mất khoảng 500 cái lú khi đang đặt trên biển. Gần đây, tôi mua 6.000 con ốc bẫy mực với chi phí 40 triệu đồng để làm kế mưu sinh nhưng cũng bị trộm gần hết" - ông K. nói trong ngán ngẩm. Trước tình trạng trên, ông K. đành bỏ nghề và cải tạo lại phần đất của gia đình để trồng rau màu. Hai con trai của ông cũng chuyển sang làm thuê cho ghe người khác để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Cũng theo lời ông K., những đối tượng trộm lú trên biển thường đi thành nhóm đông trên xuồng có công suất lớn và rất manh động. Để bảo đảm an toàn nên người dân ít khi phản ứng hay truy bắt đối tượng khi phát hiện tài sản bị trộm. Hoặc nếu có truy đuổi cũng không đuổi theo kịp vì bọn chúng sử dụng phương tiện có công suất lớn. "Ngư dân đi thả lú thường chỉ từ 1-2 người, còn bọn trộm trên biển đi thành từng nhóm nhiều người. Nếu chúng tôi phản ứng lại khi phát hiện lú bị trộm có thể gặp nguy hiểm do đối tượng vi phạm chống đối để tìm đường thoát thân" - ông K. nói.
Theo thống kê của Công an huyện U Minh, có khi chỉ trong một ngày, trên địa bàn đã xảy ra nhiều vụ trộm cắp tài sản trên biển. Tài sản bị mất chủ yếu là phương tiện đánh bắt của người dân.
Bình luận (0)