xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không để ngành cá tra phát triển "nóng"

CA LINH

Xuất khẩu cá tra sang nhiều thị trường có tín hiệu khả quan với giá khá cao. Trong khi đó, giá cá tra nguyên liệu cũng tăng mạnh trở lại nên dự báo năm nay, ngành cá tra sẽ tăng trưởng tốt

Đó là dự báo mà các ngành chức năng đưa ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển ngành hàng cá tra năm 2022 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa tổ chức ở TP Cần Thơ.

Dự báo lạc quan

Báo cáo của Tổng cục Thủy sản - Bộ NN-PTNT cho thấy giá cá tra thương phẩm đang ở mức 29.500 - 30.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với các tháng cuối năm 2021. Giá cá tra nguyên liệu tăng là tiền đề quan trọng để phát triển sản xuất, tiêu thụ trong năm 2022 nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sự phát triển ổn định của ngành hàng.

Không để ngành cá tra phát triển nóng - Ảnh 1.

Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đang tăng mạnh .Ảnh: NGỌC TRINH

Bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết năm 2021, cá tra đã xuất khẩu sang 133 thị trường, đạt kim ngạch 1,6 tỉ USD - tăng 8,4% so với năm 2020. Sản phẩm cá tra xuất khẩu nhiều nhất là phi-lê đông lạnh với hơn 98%. Giá cá tra xuất khẩu đang ở mức khá tốt, chẳng hạn thị trường Mỹ là 3,95 USD/kg.

Trong các thị trường nhập khẩu chính của cá tra Việt Nam, thị trường Liên minh châu Âu (EU) có sự sụt giảm đáng kể. Bà Lan cho rằng các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu chưa quan tâm đúng mức quy mô của thị trường này do sức hút của thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, EU cũng khắt khe về tiêu chuẩn môi trường, xã hội. Vì vậy, các DN nên chú trọng điều này trong việc xuất khẩu cá tra.

"Từ tình hình xuất khẩu năm 2021, dự báo năm nay các thị trường đều hồi phục và cá tra sẽ tăng trưởng tốt. Xuất khẩu cá tra trong năm 2022 dự báo tăng 20%-25% với giá tăng 5% so với năm 2021" - bà Lan nhận định.

Tuy dự báo lạc quan nhưng bà Lan khuyến nghị cần có định hướng cụ thể về việc nuôi cá tra. Bởi lẽ hiện nay, giá cá nguyên liệu đang tăng cao, người nuôi và DN phải cân đối cung - cầu để tăng lợi nhuận và giá trị cho toàn bộ chuỗi ngành hàng, tránh phát triển nóng như năm 2018.

Cung - cầu cần phù hợp

Theo ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá, ngành chức năng cần kiểm tra xem khi giá cá tra nguyên liệu tăng lên 30.000 đồng/kg như hiện nay thì người nuôi và DN có lời hay không. "Không biết ai "chơi bài" nâng giá lên để thu mua một số rồi thôi, để người dân đổ xô nuôi cá tra rồi "chết" nữa" - ông Hùng lo ngại.

Nhiều nông dân khẳng định với giá cá tra 30.000 đồng/kg, người nuôi có lời khoảng 5.000 đồng vì giá thức ăn liên tục tăng. Trong năm 2021, giá thức ăn tăng từ 300-800 đồng/kg, đội giá thành sản xuất lên cao.

Không để ngành cá tra phát triển nóng - Ảnh 2.

Chế biến cá tra phi-lê đông lạnh tại một doanh nghiệp

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, cho biết DN đang mong giá cá tra nguyên liệu ổn định. Với giá thu mua hiện nay là 30.000 đồng/kg thì DN xuất khẩu không có lời vì đã ký hợp đồng trước với đối tác.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm nhấn mạnh: "Giá cá tra nguyên liệu tăng kéo theo giá cá giống cũng tăng nóng. Bộ NN-PTNT cùng các ngành cần có định hướng để cung - cầu phù hợp, không tái diễn như năm 2018 là giá cá tăng quá cao dẫn đến 3 năm sau đó rớt thê thảm".

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, để phát triển nhanh và bền vững ngành cá tra thì cần quan tâm toàn diện về diện tích, quản lý chất lượng, con giống, vùng nuôi, thức ăn, thị trường... "Ngoài ra, các bên liên quan phải chủ động vùng nguyên liệu và liên kết chuỗi có quy mô, chất lượng hơn bên cạnh việc chế biến sâu" - ông Tiến nhìn nhận. 

Lưu ý khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Ông Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản, cho biết thời gian qua, khoảng 30 lô hàng cá tra xuất sang Trung Quốc đã bị thị trường này cảnh báo các chỉ tiêu liên quan dịch Covid-19. Khi điều tra nguyên nhân, lực lượng chức năng phát hiện virus SARS-CoV-2 xuất phát từ khâu bao gói, xếp dỡ hàng lên container.

Nếu phát hiện lô hàng có dấu vết SARS-CoV-2 thì DN bị tạm ngưng làm thủ tục nhập khẩu 1 tuần, 2-3 lô trở lên thì tạm ngưng 4-6 tuần. "Việc tạm ngưng này gây thiệt hại cho DN. Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ nhân công xếp dỡ hàng hóa là hoạt động hết sức quan trọng mà DN cần lưu ý trong thời gian tới" - ông Lê Bá Anh lưu ý.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Không để ngành cá tra phát triển nóng - Ảnh 4.
Không để ngành cá tra phát triển nóng - Ảnh 5.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo