xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phập phồng hoa kiểng Tết

TÂM MINH - CA LINH

Nông dân tại các làng hoa kiểng ở miền Tây Nam Bộ đang chạy nước rút để chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường hoa Tết nguyên đán 2021 với nỗi mừng - lo lẫn lộn

Để chuẩn bị cho vụ Tết năm nay, Làng hoa Sa Đéc (TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) xuống giống khoảng 100 ha, dự kiến cung ứng ra thị trường khoảng 3 triệu giỏ hoa các loại.

Nhiều giống mới, lạ

Đang cặm cụi chăm sóc vườn hoa kiểng, ông Trần Văn Tiếp, Chủ nhiệm Hội quán "Tôi Yêu Màu Tím" (phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc), cho biết ông đã tự tìm cho vườn hoa của mình nhiều giống mới, lạ. "Vụ hoa Tết 2021, tôi dự kiến cung ứng cho thị trường khoảng 30.000 giỏ hoa các loại, trong đó các giống hoa mới sẽ chiếm 80% số lượng. Tôi đã đi nhiều nơi để nghiên cứu và du nhập thêm các giống hoa mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương như: hỏa châu, thạch thảo kép đỏ, sen đá Hà Lan... Hiện các giống hoa mới này đang thích nghi với thời tiết và phát triển tốt" - ông Tiếp chia sẻ.

Phập phồng hoa kiểng Tết - Ảnh 1.

Nông dân Sa Đéc (Đồng Tháp) chăm sóc hoa kiểng chuẩn bị bán dịp Tết Tân Sửu 2021.Ảnh: TÂM MINH

Ông Nguyễn Hoàng Võ Mộng Kha (ngụ phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc) cũng đang tất bật chăm sóc hoa cho vụ Tết nguyên đán. Ông Kha cũng là người thường xuyên nhập các giống hoa kiểng mới phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh. "Sau nhiều năm thử nghiệm, tôi đã tìm được nhiều giống hoa mới phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương. Năm nay, tôi dự kiến sẽ cho ra thị trường khoảng 3.000 giỏ hoa kiểng mới như dâu tây, cúc mai... Trong đó, cúc mai với 8 màu khác nhau là giống có thể thu hút được thị trường, bởi màu sắc và giá cả phù hợp" - ông Kha nói.

Là nông dân có kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất hoa kiểng Tết, ông Đặng Thanh Hải (ngụ phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc) đang đầu tư khoảng 20.000 giỏ hoa cho vụ Tết năm nay, trong đó tập trung vào những giống hoa ly, dạ yến thảo, cát tường, cúc đồng tiền. Ông Hải phân tích: "Vào cuối tháng 8 dương lịch, nông dân trồng hoa đã chuẩn bị làm đất để gieo trồng vụ hoa Tết. Muốn hoa nở đúng dịp Tết, tôi phải chủ động tháo nước trong vườn để tránh ngập úng, kết hợp với việc sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm nâng cao sức đề kháng cho cây trồng".

Không dám thuê sạp vì lo dịch Covid-19

Những ngày này, nhà vườn tại Làng hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ (TP Cần Thơ) đang tất bật chăm sóc từng chậu hoa. Tuy nhiên, do thời tiết bất lợi và giá vật tư tăng nên gây nhiều khó khăn cho người sản xuất. Ông Đoàn Hữu Bốn, Phó Chủ nhiệm Làng hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ, nói: "Dự kiến năm nay, làng hoa cung ứng cho thị trường 320.000 chậu hoa các loại nhưng gặp thời tiết nóng, lạnh thất thường nên cây bị vàng lá, héo thân. Có hộ sản xuất tầm 2.000 chậu phải nhổ bỏ hết vì thời tiết bất lợi".

Các sản phẩm chủ yếu mà làng hoa kiểng này cung ứng cho thị trường gồm các loại cúc như cúc vạn thọ, cúc mâm xôi, cúc Đài Loan, dừa cạn… Năm nay, nông dân ít trồng hoa ly và cúc đồng tiền. Nguyên nhân là do tình hình dịch Covid-19, công ty cung cấp những giống này phải đóng cửa nên nhà vườn không mua được giống để trồng. "Hiện nay có thương lái đến xem rồi đi chứ không đặt cọc như mọi năm. Họ bảo do tình hình dịch Covid-19 không biết thị trường tiêu thụ ra sao nên không đặt cọc trước. Dù giá vật tư tăng nhưng giá bán hoa kiểng năm nay vẫn không tăng" - ông Bốn nói.

Lo lắng nhất của bà con trồng hoa, cây kiểng hiện nay là thị trường tiêu thụ. Mỗi dịp Tết, một số hộ trồng hoa kiểng tại Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) thường đem hoa lên TP Dĩ An (tỉnh Bình Dương) để bán. Còn năm nay, dù đăng ký sạp rồi nhưng ban quản lý chợ thông báo nếu tình hình dịch Covid-19 phức tạp, cấm tụ tập đông người thì sẽ không tổ chức bán nên bà con rất lo.

Theo ông Lê Văn Tý, Trưởng Ban Đại diện làng mai vàng Phước Định (xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), do dịch Covid-19 nên các hộ trồng mai vàng năm nay không dám chở mai ra chợ nhiều vì không được tụ tập đông người. Hiện chỉ có 30 hộ trong làng mai đăng ký sạp, giảm 20 hộ so với năm rồi. "Dịch bệnh tác động nhiều đến việc mua bán mai vàng. Dịp Tết này, cả làng mai cung ứng khoảng 5.000 chậu các loại với giá từ 2 triệu đồng trở lên. Riêng những cây mai cổ được để tại vườn, khách nào có nhu cầu mua thì đến xem chứ không đưa ra chợ" - ông Tý cho biết.

Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc, Trưởng Phòng Kinh tế TP Sa Đéc, thời gian qua, để giúp nông dân sản xuất hoa kiểng Tết, địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ các HTX, tổ hợp tác, hội quán thực hiện các mô hình sản xuất giống sạch bệnh, mô hình hoa kiểng chất lượng cao. Đồng thời, phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm hoa kiểng Sa Đéc. Trong tình hình thời tiết bất lợi hiện nay, đơn vị thường xuyên cử cán bộ chuyên môn đến từng hộ sản xuất nhằm khảo sát, kịp thời hướng dẫn cho bà con.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Phập phồng hoa kiểng Tết - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo