xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Quả ngọt" từ những mô hình sạch

TÂM MINH - CA LINH - TRƯỜNG HUY - THỐT NỐT

Hạn chế sử dụng phân và thuốc hóa học, nhiều nhà nông ở ĐBSCL áp dụng sản xuất nông sản theo hướng sạch, an toàn và đã thu được kết quả khả quan

Đến vườn cây ăn trái của gia đình ông Trần Bá Chuốt ở xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, nhiều người không khỏi thích thú với vườn cam, quýt rộng hơn 20.000 m2 xanh tốt, trĩu quả. Vừa hái những trái cam xoàn, quýt đường chín mọng, ông Chuốt vừa cho biết đây là năm thứ 4, vườn trái cây sạch của nhà ông cho thu hoạch.

Chuyển hướng đúng lúc

Để có được vườn cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế như hôm nay là cả quá trình gầy dựng gian nan của gia đình ông Chuốt. "Khi nhận thấy sản xuất nông sản theo phương thức cũ không còn mang lại hiệu quả do sử dụng phân hóa học khiến độ phì nhiêu của đất giảm dần, tôi đã mày mò học hỏi cách trồng cam, quýt theo hướng sạch" - ông nhớ lại.

Khởi đầu với số vốn chỉ vài triệu đồng, ông Chuốt mua cây giống cam, quýt về trồng thử. Sau 3 năm, cây bắt đầu cho trái nhưng với số lượng không đáng kể. Mãi đến năm 2011, khi tích cóp được khoản tiền kha khá, ông tiếp tục mua thêm giống về canh tác.

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, đến năm 2012, số cây cam, quýt vườn nhà ông Chuốt đã cho thu hoạch vài chục tấn trái. Tới nay, ông tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích và có trong tay 20.000 m2 đất trồng cây ăn trái; trong đó cam, quýt chiếm hơn 95%. Vụ mùa 2018, ông thu hơn 60 tấn trái cây với giá trị đạt hơn 300 triệu đồng.

"Làm nông sản theo hướng sạch không khó nhưng để thành công thì đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật, từ cách chọn giống đến các khâu chăm sóc, bón phân..., làm sao để cây cho trái đều, ít bị sâu bệnh. Tỉ lệ sử dụng trên vườn phải hơn 60% thành phần phân hữu cơ và hạn chế thấp nhất phân hóa học. Bên cạnh đó, muốn phòng bệnh cho cây hiệu quả, ngoài việc xịt các loại thuốc bảo vệ thực vật chuyên dụng theo định kỳ, nhà vườn cần tưới nước thường xuyên để rửa các loại nấm bệnh, côn trùng bám đậu trên lá" - ông Chuốt đúc kết.

Ông Tư Ớ (ngụ xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long), một giáo viên về hưu, cho biết tận dụng thời gian rảnh rỗi, ông quyết định trồng nhiều loại cây ăn trái theo hướng sạch như chôm chôm, ổi, sầu riêng, măng cụt… trên diện tích 1.000 m2 của gia đình. Kỹ thuật trồng trọt của ông cũng khá đơn giản. Trước tiên, ông lấy cây giống chiết cành từ vườn một người bạn. Trong quá trình chăm sóc cây, ông không lạm dụng phân và thuốc hóa học, cũng không sử dụng thuốc diệt cỏ mà dùng nguồn cỏ này để cải tạo đất.

"Làm vườn theo hướng hữu cơ, giai đoạn đầu cây không lớn nhanh và xanh tốt bằng việc bón phân hóa học; đầu tư cũng tốn công, tốn chi phí hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, vườn nhà tôi đã cho những loại nông sản an toàn và chất lượng. Mình ăn hay bán cho bà con cũng cảm thấy an tâm" - ông Tư Ớ bày tỏ.

Quả ngọt từ những mô hình sạch - Ảnh 1.

Ông Tư Ớ bên vườn chôm chôm sạch của gia đình. Ảnh: TRƯỜNG HUY

Vì nhu cầu người tiêu dùng

Từ bỏ nghề dạy học từng theo đuổi gần 20 năm để chuyển sang nghề nông là quyết định sau thời gian dài trăn trở của ông Trương Đình Dứt, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sản xuất nông nghiệp Khả Quỳnh (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).

Với quyết tâm làm nông nghiệp sạch bằng công nghệ cao, trên diện tích hơn 3 ha, ông Dứt đã chi số tiền khoảng 2,5 tỉ đồng đầu tư các khu nhà kính, lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt... để trồng cà chua cherry, dưa leo baby, khổ qua, đậu que, bí đỏ hồ lô, bí đao, bầu, mướp. Ông cho biết hệ thống nhà kính không những giúp ngăn ngừa các loại côn trùng gây hại mà còn giảm tối đa tác động của khí hậu.

Hiện nay, nông sản từ trang trại của ông Dứt đã cung cấp cho nhiều cửa hàng, đại lý kinh doanh rau sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Với sản lượng hơn 300 tấn/năm, trang trại của ông mang lại doanh thu hơn 3 tỉ đồng.

Từng trồng ớt theo cách thông thường nhưng không hiệu quả, năm 2017, anh Lê Văn Vớt (ngụ xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) thuê 1,2 ha đất của một hộ dân với giá 30 triệu đồng/năm để canh tác theo hướng hữu cơ. "Thời đại ngày nay là nông nghiệp sạch, người ta mua rau củ hay ăn thực phẩm đều muốn biết nguồn gốc của nó, có dư lượng thuốc trừ sâu, bảo đảm an toàn thực phẩm hay không? Vì thế, tôi chọn sản xuất theo hướng hữu cơ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng" - anh Vớt nhấn mạnh.

Năm 2018, anh Vớt thu hoạch khoảng 3 tấn ớt sừng xanh, bán cho một công ty ở TP HCM làm tương ớt xuất khẩu sang Mỹ và cấp đông cung cấp cho thị trường Malaysia với giá 22.000 đồng/kg, lãi gần 50 triệu đồng. Riêng ớt sừng vàng, anh bán cho các chợ đầu mối với giá khá cao, từ 35.000-40.000 đồng/kg. 

Doanh nghiệp liên kết với nông dân

GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, cho rằng việc nhiều nông dân quyết nói không với các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong trồng trọt là điều đáng hoan nghênh, nhất là khi Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu.

Cách nay khoảng 6 tháng, một số doanh nghiệp lớn đến từ Hà Lan, Bỉ cho biết sẽ ưu tiên tiếp nhận các loại hàng hóa Việt Nam chất lượng cao với giá cả hợp lý nhất, thay vì phải nhập khẩu từ Myanmar và Campuchia như trước đây.

"Doanh nghiệp muốn có sản phẩm sạch và đồng nhất về chất lượng thì nên liên kết với nông dân để có vùng nguyên liệu ổn định. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu có ý định đến tận vùng nguyên liệu tìm hiểu về quy trình sản xuất" - GS-TS Võ Tòng Xuân thông tin.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH


Quả ngọt từ những mô hình sạch - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo