xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều dự án làm xong để... ngắm

Bài và ảnh: TỬ TRỰC

Có vốn đầu tư từ hàng chục đến hàng trăm tỉ đồng nhưng nhiều dự án ở Quảng Ngãi sau khi làm xong bộc lộ những bất cập, không thể đưa vào sử dụng

Tại tỉnh Quảng Ngãi, tình trạng bất cập ở các dự án xảy ra ở nhiều lĩnh vực từ các công trình xây dựng mới, kiên cố hóa kênh mương hay các dự án đầu tư theo diện khẩn cấp nhưng liên tục "cù nhầy", khiến nhiều người bức xúc.

Dự án 250 tỉ đồng phơi mưa nắng

Dự án cảng Bến Đình (thôn Đông An Vĩnh, huyện Lý Sơn) tổ chức khởi công tháng 11-2016, do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, sau đó chuyển sang Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 250 tỉ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2016 đến năm 2020. Mục tiêu dự án sẽ trở thành khu trung tâm vận tải hành khách và hàng hóa khi có thể tiếp nhận cùng lúc một tàu có trọng tải 2.000 tấn, một tàu trọng tải 1.000 tấn, một tàu khách công suất 400 ghế, đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân cùng khách du lịch trong nước và quốc tế.

Nhiều dự án làm xong để... ngắm - Ảnh 1.

Dự án cảng Bến Đình (thôn Đông An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) nhiều năm chưa thể đưa vào khai thác, sử dụng

Sau gần 2 năm thi công, đến năm 2018, cảng Bến Đình hoàn thành phần hạ tầng kỹ thuật như cầu cảng, bến bãi, khu hậu cần nghề cá, nhà điều hành... Tuy nhiên, từ đó đến nay, công trình này bỏ phơi mưa nắng. Rất nhiều hạng mục công trình sau nhiều năm không được sử dụng bị hư hỏng nặng. Đặc biệt, sau những cơn bão lớn như số 9 năm 2020, kết cấu bê-tông nhiều vị trí vỡ toác, cầu dẫn cảng Bến Đình bị bong lớp thảm nhựa, hệ thống lan can bị đánh văng từng đoạn...

"Nếu cảng này đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão năm nay thì bà con ngư dân Lý Sơn đỡ vất vả nhiều. Bây giờ cảng cứ để mưa nắng, sóng đánh hư hỏng, ngư dân chúng tôi không có chỗ đậu tàu thuyền" - ông Phạm Văn Trung (ngụ thôn Đông An Vĩnh, huyện Lý Sơn) xót ruột, tiếc nuối khi nhìn thấy công trình chưa đưa vào sử dụng nhưng đã hư hỏng.

Ông Đỗ Vũ Bảo, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi, cho hay dự án cảng Bến Đình đang trong thời gian bảo hành nên các nhà thầu đã khắc phục các điểm hư hỏng và tiếp tục chờ được đưa vào khai thác. Cũng theo ông Bảo, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và trước đó giãn cách xã hội nên tiến độ bảo vệ đề án của tỉnh bị chậm lại. Đầu tháng 10-2021, UBND tỉnh Quảng Ngãi làm việc với Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính về các nội dung liên quan nhưng các nội dung trong đề án vẫn chưa được 2 bộ này thông qua.

Kênh mương làm xong không có nước

Trong khi đó, đầu năm 2019, dự án nâng cấp, sửa chữa kênh S18-2, đoạn từ xã Đức Nhuận - Đức Thắng (K5+310 - K7+586) được tổ chức khởi công, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ngãi (nay sáp nhập vào Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông) làm chủ đầu tư.

Nhiều dự án làm xong để... ngắm - Ảnh 2.

Sau khi nâng cấp, tuyến kênh S18-2 không phát huy tác dụng

Thế nhưng, sau khi việc sửa chữa, nâng cấp hoàn thành, dự án lại có tác dụng ngược, làm tình trạng thiếu nước tưới hàng trăm ha cây trồng của người dân ở 5 thôn của xã Đức Thắng (huyện Mộ Đức) trở nên trầm trọng hơn.

"Trước khi được đầu tư nâng cấp bê-tông hóa, kênh S18-2 vẫn bảo đảm cung cấp nước tưới cho gần 277 ha đất sản xuất của người dân xã Đức Thắng. Khi việc sửa chữa hoàn thành, nước dẫn về kênh không như trước, hàng chục ha ruộng bỏ hoang... Tốn hàng chục tỉ đồng đầu tư nâng cấp kênh nhưng làm xong không có nước như vậy, quá lãng phí" - ông Nguyễn Bốn, một người dân xã Đức Thắng, cho biết.

Tại buổi kiểm tra thực tế sáng 4-11, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, nêu rõ những bất cập trong quá trình thực hiện đầu tư dự án kênh S18-2 là do đầu tư không đồng bộ, chỉ đầu tư từng đoạn, dẫn đến dòng chảy không thể thông suốt và bảo đảm lưu lượng cung cấp nước tưới cho diện tích đất sản xuất của người dân nằm ở đoạn cuối tuyến kênh. Đồng thời, ông Minh yêu cầu chủ đầu tư cần nhanh chóng khắc phục bất cập, đầu tư những đoạn chưa làm, bảo đảm cung cấp nước tưới cho ruộng lúa của người dân, không thể chấp nhận tình trạng đầu tư nửa vời.

Ngoài dự án kể trên, có thể kể đến hàng loạt dự án đầu tư theo diện khẩn cấp nhưng có nhiều bất cập như dự án kè chống sạt lở kết hợp đường cứu hộ, cứu nạn di dân tái định cư, neo đậu tàu thuyền - đập Cà Ninh (vốn đầu tư gần 700 tỉ đồng), dự án đập ngăn mặn Bình Nguyên và Bình Phước (vốn đầu tư 100 tỉ đồng)... Các dự án này dù đã thi công nhiều năm, tiêu tốn hàng trăm tỉ đồng nhưng vẫn còn ngổn ngang, không biết đến bao giờ hoàn thành. 

Dựng lều bạt, chặn cổng 3 nhà máy xi măng vì ô nhiễm

Cho rằng 3 nhà máy xi măng, gồm: Nhà máy Xi măng Áng Sơn (thuộc Công ty CP COSEVCO 6), Nhà máy Xi măng Vạn Ninh và Nhà máy Xi măng Áng Sơn ( thuộc Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân), tại thôn Áng Sơn, xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kéo dài nhưng không được giải quyết một cách thấu đáo, hàng chục người dân đã dựng lều bạt, chặn cổng nhà máy trong nhiều ngày liền.

15-NHA-MAY-XI-MANG

Người dân dựng lều bạt, chặn cổng Nhà máy xi măng Áng Sơn (thuộc Công ty CP Xi Măng Vicem Hải Vân) để phản đối ô nhiễm .Ảnh: HOÀNG PHÚC

Ông Đoàn Kim Xuyên, Trưởng thôn Áng Sơn, cho hay nhiều lần người dân đã có ý kiến và đơn thư đến các cơ quan chức năng, tuy nhiên do phần trả lời và giải quyết sự việc chưa thỏa đáng nên người dân mới bức xúc, tiếp tục phản đối.

Ông Phan Xuân Hào, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình, cho biết thời gian qua đơn vị đã rất nỗ lực kiểm tra, chấn chỉnh các vi phạm về ảnh hưởng môi trường như lắp hệ thống quan trắc tự động, cảnh báo và giám sát tại Nhà máy Xi măng Vạn Ninh. Tuy nhiên, theo ông Hào, khoảng cách giữa các nhà máy và nhà ở của các hộ dân khá gần nên tình trạng ô nhiễm là không thể tránh khỏi. Bởi vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình yêu cầu các Nhà máy Xi măng cần có phương án bảo vệ môi trường bền vững. Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình, cho biết đã giao trách nhiệm cho UBND huyện Quảng Ninh tìm phương án di dời 15 hộ dân nằm trong diện bị ảnh hưởng ra khỏi vùng bị ô nhiễm.

H.Phúc

Nhiều dự án làm xong để... ngắm - Ảnh 5.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo