xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải mã Apple

Nguyễn Thúc Hoàng Linh

(TG@) - Vài năm trở lại đây, mỗi khi Apple tung ra sản phẩm mới thì dân tình đều phát sốt. Vì sao như vậy?

Sức sáng tạo không ngừng, chiến lược sản xuất hợp lý và thủ thuật tiếp thị độc đáo là những yếu tố giúp iPhone, iPad, iPod và các dòng máy tính Mac từng bước tiến lên đỉnh cao mới. Khuôn khổ bài viết này không thể đề cập mọi “tuyệt chiêu” của Apple. Những phân tích dưới đây phần nào cho thấy sự cao tay và sáng tạo không ngừng của hãng này.

Độc đáo và cách tân

Không thể phủ nhận việc những sản phẩm mang logo “táo” thực sự đều có tính chất đột phá cao. Nếu như iPod đã thực sự “thay đổi cách mà người ta thưởng thức âm nhạc” trên toàn cầu và đạt doanh số vô địch trong các sản phẩm máy nghe nhạc MP3 thì iPhone cũng tạo ra cuộc cách mạng trong thế giới điện thoại để rồi mở ra một trang mới cho điện thoại với màn hình cảm ứng siêu rộng và sự giảm thiểu tối đa các loại nút bấm vật lý.

img

Bản thân các mẫu máy Mac cũng đều có những điểm mạnh riêng. Macbook Pro với thiết kế đơn mảnh nhôm - thủy tinh cường lực đơn giản nhưng lại tinh tế và mang phong cách rất riêng. Trong khi đó, không phải tự nhiên iMac được đánh giá là chiếc máy tính tất cả trong một tốt nhất hay Mac Mini nhỏ gọn và nhiều ứng dụng. Ngay như Macbook Air cũng mở ra một xu hướng máy tính mới - siêu mỏng nhẹ để rồi bản thân Intel và nhiều đại gia PC khác đã tạo hẳn ra một thế giới máy tính CULV mới theo lối đi đó. Tất cả chúng đều có những thế mạnh riêng, tựu trung lại ở hệ điều hành OS X - “món” mà những người dùng máy tính PC thông thường không có được. OS X thường có nhiều tính năng mà bản thân Windows của Microsoft cũng phải chạy theo, điển hình như hệ thống trình đơn, khả năng tìm kiếm Spotlight, thanh công cụ... Tất cả những điều này đã góp phần tạo ra vị trí tiên phong trong nhiều khía cạnh mà bản thân chúng đã đem lại tiếng tăm cũng như thu hút sự chú ý của cộng đồng.

Bản thân khi App Store được ra mắt, chẳng ai có thể nghĩ rằng đó lại là một cuộc cách mạng thực sự đối với việc cung cấp ứng dụng cho người dùng. Giờ đây, cửa hàng trực tuyến này có doanh số khổng lồ với khả năng cung cấp phần mềm cho cả iPod, iPhone, iPad và có hàng loạt các đối thủ theo đuôi như Android Market, Windows Marketplace, Samsung Apps...

“Văn hóa táo”

Song song với các tính năng, Apple cũng hết sức chú trọng việc tạo ra một thương hiệu và văn hóa sản phẩm riêng. Mặc dù bị chỉ trích nhiều nhưng cái gọi là “môi trường Apple” vẫn có những điểm khiến cho người dùng phải mong muốn dù cho họ có phần bị kiềm chế chặt chẽ. Phương thức sử dụng đồng nhất và sự hợp tác tốt giữa các nền tảng iPhone (điện thoại) - iPad (PDA) - Mac (máy tính) đã đem lại cho người dùng một nhóm những công cụ phục vụ cho các nhu cầu hằng ngày mà không cần phải tính toán hay suy nghĩ nhiều tới vấn đề lỗi, sự tương thích, trình điều khiển... như thường thấy trên các nhóm khác. Nói cách khác, khi kết hợp những sản phẩm này với nhau, người dùng vô tình sẽ có được nhiều ưu điểm mà mỗi sản phẩm khi hoạt động đơn lẻ hay kết hợp với các “món ngoại đạo” sẽ không tạo ra được. Dĩ nhiên, việc Apple giữ vai trò quyết định trong việc cho phép người dùng sử dụng gì và chạy ứng dụng nào, điển hình như việc duyệt các ứng dụng đưa lên App Store cũng khiến cộng đồng không khỏi bức bối và luôn tìm những phương thức “phá rào” như jailbreak thiết bị hoặc thực hiện nhiều thủ thuật “độ hàng” khác nhau.

img

Bản thân thiết kế của Apple cũng hết sức thú vị. Với các mẫu sản phẩm điện thoại, máy tính, máy tính xách tay, PDA và đồ chơi số khác, người dùng khó lòng ghép bộ được một nhóm các sản phẩm có cùng thiết kế hợp tông nhau nhưng rõ ràng Apple đã thực hiện rất tốt điều này với những “con cưng” của họ. Kể từ khi các mẫu Macbook Pro đơn mảnh ra đời, người dùng đã chứng kiến sự lên ngôi của thiết kế nhôm (tông màu xám), thủy tinh (tông màu đen) và điểm xuyết trắng của nhựa plastic. Hệ quả là hàng loạt các thiết bị khác cũng được chuyển đổi theo từ iMac, MacMini, iPad... và gần đây nhất là iPhone 4 cũng đi theo hướng này để rồi khi đặt cạnh nhau, chúng thực sự tạo thành một thể thống nhất.

Như vậy, khi đã quyết định thay đổi thì với Apple, đó sẽ là một cuộc cách mạng toàn diện chứ không phải là những nâng cấp lẻ tẻ. Điều này đã luôn đặt người dùng trong một nền “văn hóa táo”. Thực tế, không hiếm người dùng đã tự thiết kế những căn phòng làm việc, bàn làm việc và thậm chí là style của bản thân, xe hơi... để phù hợp với xu hướng “Simple is the best” (Đơn giản là tốt nhất) của Apple. Đây không chỉ là thú vui mà còn là một cách nghĩ, một cách sáng tạo rất riêng có ảnh hưởng trực tiếp tới tư duy của người dùng nói chung. Không phải ngẫu nhiên mà việc sử dụng sản phẩm Apple được coi như một cách thể hiện sự sành điệu với nhiều bạn trẻ hiện nay.

Thay vì giảm giá máy, hãy nâng cấu hình

Bên cạnh các thế mạnh sản phẩm, chiến lược sản xuất và định giá sản phẩm cũng góp phần không nhỏ vào sức hút đối với người tiêu dùng. Ngược lại, với đại đa số các đối thủ khác, Apple rất hiếm khi giảm giá các sản phẩm của mình. Họ cũng đơn giản hóa các lựa chọn đối với người dùng để cắt giảm thời gian chọn mua hàng - khoảng nhạy cảm có thể khiến một người dùng thay đổi lựa chọn và đến với thương hiệu khác. Ví dụ điển hình cho vấn đề này là Macbook Pro. Bản thân Apple chỉ bán ra 2 dòng Macbook Pro ở kích thước 13 inch với giá 1.099 USD và 1.299 USD trong một thời gian dài. Dĩ nhiên, hãng vẫn cho phép người dùng thay đổi một số chi tiết nhỏ như nâng RAM, đổi ổ cứng, song việc tráo đổi lung tung các linh kiện chính như CPU, card đồ họa... thì hoàn toàn không có.

img 

Việc đầu tư vào những tiện nghi chính tác động tới người dùng như vỏ máy, bàn phím, trackpad, màn hình chất lượng cao... đã giúp cho các sản phẩm máy Mac thường có tuổi thọ phục vụ lâu hơn đối thủ. Bên cạnh đó, cứ theo định kỳ 6 - 9 tháng, sản phẩm lại được nâng cấp theo cái cách mà “táo” gọi là miễn phí. Trong khi các đại gia PC khác thường giảm giá sản phẩm ngày càng cũ hơn để dễ bán ra thì Apple lại nâng cấp mới và giữ nguyên giá bán. Cả hai chiêu này về mặt lý thuyết đều dựa trên một nguyên tắc chung là nâng cao tỉ lệ giá/hiệu năng nhằm giúp sản phẩm bán dễ hơn. Giải pháp của Apple có phần hiệu quả hơn, đặc biệt là khi kết hợp với văn hóa sử dụng đã đề cập ở phần trên. Người dùng luôn cảm thấy họ nhận được thêm giá trị gia tăng mà không phải chi thêm đồng nào. Trong khi đó, sự cố định giá và yếu tố “còn hàng” của sản phẩm sẽ giúp cho họ dễ dàng hơn trong việc sắp xếp kế hoạch tài chính. Không hiếm trường hợp người dùng các sản phẩm thông thường đã dành dụm cả năm cho một món gì đó để rồi tới lúc gần đủ tiền mua được thì sản phẩm đó đã biến mất hoặc lại ra mẫu mới với giá trên trời. Bản thân các máy sản phẩm như iPod, iPhone, Macbook... luôn hiện diện trong nhiều năm trời cũng có thể coi như mốc đánh dấu quan trọng về độ uy tín của nhà sản xuất bởi người dùng sẽ luôn nhớ và sử dụng các khái niệm này.

Bậc thầy quảng bá và xử lý sự cố

Không thể không nhắc tới khả năng kiểm soát thông tin đã lên tới mức “nghệ thuật” của Apple. Trong giai đoạn từ 2008 trở về trước, đối với mỗi sản phẩm mới, hãng luôn bảo vệ thông tin hết sức cẩn mật. Chỉ trước khi CEO Steve Jobs giới thiệu tại buổi thuyết trình, người dùng mới có thể biết chính xác mình đang nhận được sản phẩm món đồ chơi công nghệ mới nào. Điều này đã tạo ra tâm lý “đoán giá đoán non” trong cộng đồng và các tin đồn đại lan tỏa với tốc độ chóng mặt đã góp phần không nhỏ trong việc quảng bá tên tuổi cho chính nhà sản xuất. Trong khi đó, từ 2008 trở về sau, hãng lại dựa nhiều vào chính việc tiết lộ ngắt quãng các chi tiết nhỏ về sản phẩm mới như hứa hẹn về các khía cạnh tính năng, thiết kế mới... để đánh vào tâm lý tò mò của người dùng.

 img

Thực tế, cộng đồng công nghệ không khỏi ngạc nhiên khi một nhà sản xuất vốn nổi tiếng kín tiếng trong nhiều năm lại dễ dàng để lọt iPhone 4 ra ngoài và gây ra vụ xì-căng-đan rùm beng với trang tin Gizmodo để rồi sau đó lại chìm xuồng một cách bí ẩn. Bên cạnh đó, cách sửa sai của hãng cũng khá độc đáo. Điển hình nhất là việc iPhone 4 bị kêu ca về vấn đề anten khi người dùng cầm máy theo một góc nhất định thì sóng sẽ bị yếu đi hoặc mất hẳn. Để khắc phục điều này, thay vì thu hồi sản phẩm sẽ tốn cả tỉ USD, Apple đã quyết định tặng miễn phí các loại vỏ bọc (cho phép chọn từ Apple Store) với tổng chi phí tốn kém chỉ khoảng hơn 180 triệu USD mà thôi. Vỏ bọc vừa giúp bảo vệ máy, lại hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa da thịt con người và lớp kim loại để nâng cao chất lượng sóng. Làm vậy còn gì khéo léo bằng! Hiệu quả của phương án này phải còn chờ một thời gian nữa mới đánh giá được nhưng rõ ràng Apple đã bắn một mũi tên trúng hai đích...

Vậy mới là số 1 !

Thực tế, không một nhà sản xuất nào có thể đứng vững trên thị trường nếu như không có những kế sách phù hợp cho sản phẩm của mình. Bản thân các tên tuổi lớn khác trong làng công nghệ cũng có những tuyệt chiêu riêng của họ nhưng những gì mà Apple đã và đang thực hiện thực sự là thú vị. Không phải tự nhiên mà ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, khi Microsoft và nhiều nhà sản xuất khác phải lao đao với vấn đề tài chính, cắt giảm nhân sự thì Apple vẫn tiếp tục thu lợi nhuận rất cao và phát triển chóng mặt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo