xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cát sâm - cây triển vọng làm giàu

Mộc Lan

Mô hình canh tác cát sâm ở nhiều địa phương đang mang lại hiệu quả cao, triển vọng giúp người dân có thêm hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

Việc thực hiện chủ trương đưa giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào trồng thay thế, một số tỉnh đã trồng khảo nghiệm nhiều loại cây dược liệu để đánh giá mức độ phù hợp cũng như giá trị kinh tế của nó. Một số mô hình trồng cây dược liệu tại nhiều địa phương đã chứng minh được hiệu quả như sâm bố chính, cây xạ đen, tam thất, sâm cau… trong đó mô hình trồng cát sâm cũng đang được thử nghiệm ở một số nơi, đem lại hiệu quả rõ rệt.

Dễ trồng, hiệu quả cao

Hợp tác xã (HTX) Long Hiếu sớm đưa cây cát sâm vào trồng khảo nghiệm tại xã Nậm Lạnh (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La); hiện cây đang sinh trưởng, phát triển tốt.

Anh Lại Đình Hiến, Giám đốc HTX Long Hiếu, cho biết việc đầu tư cho mô hình cũng không cần chi phí quá cao, khoảng 100 triệu đồng cho mỗi héc-ta, với khoảng 10.000 gốc cây cát sâm. Việc chăm sóc cũng không quá phức tạp: chỉ cần làm cỏ 2 lần, không tưới nước, không phun thuốc phòng trừ sâu bệnh; chỉ bón phân lúc mới bắt đầu trồng là cây phát triển đều và rất tốt, không bị sâu bệnh. Hiện HTX Long Hiếu xây dựng mô hình trồng và thu hoạch để bán trong nước và xuất khẩu sang Lào và Trung Quốc.

Chỉ sau 1 năm trồng, cây cát sâm đã cho ra hoa và cho thu hoạch quả làm giống. Năng suất dự kiến 15-20 tấn rễ củ tươi/ha sau 3 năm trồng. Hiện Viện Dược liệu trung ương đang thu mua củ tươi với giá 100.000 - 130.000 đồng/kg. Ngoài cho thu hoạch lấy củ, hằng năm, hoa của cây cát sâm cũng được thu hoạch để làm trà, bán với giá 2-3 triệu đồng/kg khô, một cây có thể cho thu hoạch khoảng 200-300 gam hoa khô.

Nhận thấy mô hình trồng cát sâm có khả năng phát triển ở địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp như huyện Sốp Cộp và nhiều quỹ đất trồng cây kém hiệu quả ở đây có thể chuyển sang mô hình này, chính quyền địa phương rất quan tâm, nhất là khi HTX Long Hiếu sẵn sàng giúp đỡ bà con về vấn đề kỹ thuật cũng như cách thức canh tác loại cây này.

Huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cũng là nơi dẫn đầu về mô hình trồng cát sâm cho hiệu quả kinh tế cao. Trước đây, thường ngày người dân lên rừng khai thác dược liệu, trong đó có củ cát sâm, nhiều hộ gia đình đã lên rừng lấy hạt về trồng thử, sau vài năm trồng thử nghiệm thấy cây phát triển tốt cho củ sai, nhiều tinh bột, bán thu tiền triệu. Từ đó, nhiều hộ quyết định trồng cát sâm, mua hàng vạn cây giống cát sâm về trồng trên diện tích đất trồng bạch đàn. Với lợi thế về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, mô hình trồng cây dược liệu cát sâm của nhiều gia đình ở Tam Đảo đang hứa hẹn mở ra cơ hội làm giàu, góp phần bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý.

Cát sâm - cây triển vọng làm giàu - Ảnh 1.

Hoa và quả cát sâm

Cát sâm - cây triển vọng làm giàu - Ảnh 2.

Mô hình canh tác cây cát sâm ở nhiều địa phương vùng núi phía Bắc Ảnh: Minh Tuệ

Từ nông dân thành chủ doanh nghiệp

Trước đây, cát sâm chỉ được thu hái bởi một số đồng bào người dân tộc có biết về cây thuốc nên lượng thu hái gần như chưa ảnh hưởng đến nguồn gien; phần lớn nguồn gien phát triển trong tự nhiên do cây sinh sản bằng hạt nên dễ phát tán. Tuy nhiên, trong 5-6 năm trở lại đây, khi thị trường Trung Quốc thu mua loại dược liệu này, cát sâm bị khai thác nhiều tại các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng… để xuất khẩu tiểu ngạch. Do khai thác ồ ạt, nguồn cát sâm tự nhiên ở các tỉnh này giảm sút mạnh. Việc đầu tư mô hình canh tác cây cát sâm không chỉ bảo tồn giống cây trồng giá trị cao mà còn tạo ra vùng nguyên liệu ổn định.

Ở thôn Rõng, xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, gia đình bà Nguyễn Thị Thanh (SN 1960) cũng đã mạnh dạn canh tác mô hình này, mở rộng diện tích trồng cây cát sâm trên đất bạc màu. Năm 2017, gia đình bà đầu tư mua 30.000 cây giống cát sâm về trồng trên 3 ha đất trồng keo. Chỉ sau 2 năm, cây cát sâm đã ra hoa và cho thu hoạch quả lấy hạt ươm giống. Bà Thanh cho biết sau chu kỳ trồng 5 năm, cây này cho năng suất từ 15 đến 20 tấn/ha, giá bán khoảng 100.000 - 130.000 đồng/kg, doanh thu mỗi năm ước đạt 520 triệu đồng. Năm 2020, bà Thanh đã trồng thêm 7 ha, nâng tổng số lên 10 ha theo chu kỳ khai thác.

Xác định sản xuất thành vùng dược liệu lớn, đầu ra là rất quan trọng, bà Thanh đã thành lập Công ty TNHH Lâm nghiệp Thanh Phương, liên kết với Viện Nghiên cứu ứng dụng Đông Nam dược và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Arisp-CHC (Hà Nội) ký hợp đồng trồng và bao tiêu sản phẩm.

Bà Thanh mạnh dạn đầu tư thêm cũng như vận động những gia đình có quỹ đất trồng cây kém hiệu quả chuyển sang mô hình mới, sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật, giống và nhận bao tiêu sản phẩm cho nông dân. 

Cây dược liệu quý

Cây cát sâm có tên khoa học: Millettia speciosa Champ, thuộc họ cánh bướm (Fabaceae); tên gọi khác là sâm nam, sâm chèo mèo, sâm chuột, ngưu đại lực, sơn liên ngẫu, đại lực thự... "Cát" là sắn, vị thuốc giống củ sắn lại có tác dụng bồi bổ sức khỏe do đó có tên gọi là cát sâm. Cát sâm là cây dây leo gỗ, có rễ củ nạc. Mùa hoa từ tháng 7-9; mùa quả tháng 10-12. Trong cát sâm có rất nhiều thành phần, dưỡng chất tốt cho sức khỏe, chẳng hạn: ancaloit, axit docosanoic, ß-sitosterol axetat, ß-sitosterol, baptigenin, etracosane, syringin... Dịch chiết xuất từ rễ cát sâm có tác dụng: kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus, chống ô xy hóa mạnh từ các hợp chất Flavonoid, chống mệt mỏi. Các nghiên cứu cho thấy đây là một thực phẩm bổ sung có tác dụng chống suy nhược và mệt mỏi hiệu quả. Trong đông y, dược liệu cát sâm có vị ngọt, tính bình nên được quy vào 2 kinh tỳ và phế, có tác dụng chữa bí tiểu, suy nhược cơ thể, ho do thay đổi thời tiết, các chứng ho do nhiều bệnh lý, nhức đầu, chóng mặt, thiếu máu, mát gan, thanh nhiệt, bổ thận, sốt về chiều và đêm, bệnh lao phổi, viêm khớp, viêm phế quản, bại liệt nửa người, viêm gan, phục hồi cơ bắp...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo