Những sản phẩm này được thiết kế bởi các sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Kiến trúc TP HCM; với sự đóng góp của các nhà thiết kế đến từ Mỹ (Lynn Lin) và Trường ĐH Bangka Belitung (Indonesia).
Các tác giả đã thổi hồn vào từng mảnh nhựa thải, khơi dậy vẻ đẹp tiềm ẩn từ những vật liệu tưởng chừng như không còn giá trị sử dụng thành các tác phẩm nghệ thuật hữu dụng. Quy trình tái chế lấy tính bền vững làm trọng tâm, giúp mang đến góc nhìn mới về thiết kế xanh nhưng vẫn bảo đảm sản phẩm có nhiều chức năng và không hề nhàm chán.
Một trong các sản phẩm nổi bật tại triển lãm là ghế dài - lấy cảm hứng từ những ngôi nhà sàn ọp ẹp ven kênh Tàu Hủ tại TP HCM - đã giúp giảm thiểu 183 kg rác thải nhựa, tương đương 549 kg CO2. Sản phẩm ghế tựa cũng giúp giảm thiểu 86 kg rác thải nhựa, tương đương 258 kg CO2.
Nhiều khách tham quan, nhất là các bạn trẻ, rất quan tâm và hứng thú với sản phẩm nội thất làm từ nhựa tái chế trưng bày tại Triển lãm Reborn Décor
Điều gây chú ý của các sản phẩm nội thất tái chế là sự "độc lạ". Mỗi sản phẩm đều thể hiện sự sáng tạo phong phú của tác giả.
Tái chế và sử dụng sản phẩm nội thất từ vật liệu thải bỏ mang ý nghĩa quan trọng, thể hiện cách tiếp cận khách quan đối với việc "nâng cấp" các vật liệu này. Tái chế nhựa còn là cách hướng đến tương lai bền vững và có trách nhiệm hơn với môi trường sống.
Nhiều khách tham quan, nhất là các bạn trẻ, rất quan tâm và hứng thú với sản phẩm nội thất làm từ nhựa tái chế trưng bày tại Triển lãm Reborn Décor
Theo ban tổ chức triển lãm, toàn bộ số tiền đấu giá sản phẩm sẽ được sử dụng xây dựng sân chơi xanh cho hơn 800 bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai vào tháng 12-2023. Sân chơi này cũng sẽ được xây dựng bằng chính các vật liệu tái chế, góp phần nâng cao ý thức của thiếu nhi trong việc bảo vệ môi trường.
Tái chế rác thải dần trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới, nhất là những sản phẩm hướng đến tính bền vững và có giá trị nghệ thuật. Việc này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn là một cách bảo vệ môi trường hiệu quả.
Bình luận (0)