xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo ngại thủy sản cạn kiệt

Bài và ảnh: KỲ NAM

Tình trạng rác thải ô nhiễm, khai thác tận diệt khiến thủy sản ngày càng cạn kiệt không chỉ ở vùng biển Việt Nam mà là nguy cơ cho cả khu vực và thế giới

Bảo vệ môi trường biển, nguồn lợi thủy sản đang là vấn đề nóng tại Việt Nam, sau khi các khuyến cáo được giới chuyên gia đưa ra tại hội thảo Diễn đàn Khu vực ASEAN về "Quản lý rác thải nhựa ở đại dương nhằm bảo đảm đánh bắt cá bền vững và an ninh lương thực ở khu vực Đông Nam Á", do Việt Nam, Mỹ và Thái Lan đồng tổ chức tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa từ ngày 13 đến 15-5 vừa qua.

Suy giảm đến mức báo động đỏ

Ông Mai Thành Phúc, ngư đội trưởng ngư đội Trường Sa, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cho biết tình trạng suy giảm thủy sản đã đến mức báo động đỏ. Nếu không có biện pháp quyết liệt thì chỉ vài năm tới, không chỉ vùng bờ mà cả vùng biển khơi có nguy cơ không còn cá để đánh bắt.

Theo ông Phúc, hiện nay, trung bình mỗi chuyến tàu cá ngừ đại dương của ngư dân chỉ đạt khoảng 1 tấn, trong khi đó những năm trước có thể đạt 5 tấn. Ngay cả câu mực, những năm trước có thể đạt sản lượng cả chục tấn mỗi chuyến thì nay cũng không còn là bao.

Ông Phan Quang (SN 1965; ngụ phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa), có 40 năm kinh nghiệm câu cá mập, cho biết khác với trước, bây giờ dù sắm tàu lớn ra tận Hoàng Sa, Trường Sa nhưng có chuyến không đánh bắt được con nào. "Vùng ven bờ thủy sản đang suy giảm dần,

còn ra khơi xa thì lượng tàu đánh cá rất nhiều. Không chỉ Việt Nam mà tàu cá của các nước thay nhau càn quét" - ông Quang lo lắng.

Ông Võ Khắc Én, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cho rằng nghề biển năm nay gặp rất nhiều khó khăn, 10 tàu thì hết 5 tàu lỗ vốn. Nguồn lợi ven bờ bị khai thác quá mức dẫn tới cá, tôm không thể sinh trưởng, nguồn lợi thủy sản chậm tái tạo. Còn nghề khai thác xa bờ thì biến đổi khí hậu, thời tiết nóng bức dẫn đến các loài cá di cư suy giảm.

Theo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, toàn tỉnh có gần 10.000 tàu cá, trong đó tàu có công suất dưới 90 CV hơn 8.500 chiếc. Điều này khiến việc khai thác thủy sản ven bờ, đầm, vịnh cạn kiệt. Năm 2018, đoàn liên ngành tổ chức 31 đợt tuần tra kiểm tra, phát hiện và xử lý 42 phương tiện vi phạm vùng cấm, nghề cấm khai thác.

Lo ngại thủy sản cạn kiệt - Ảnh 1.

Đoàn viên thanh niên tỉnh Khánh Hòa nhặt rác bảo vệ môi trường

Ô nhiễm đại dương lan rộng

Trong những năm qua, Việt Nam tích cực triển khai các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản tràn lan. Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã đánh giá cao nỗ lực này của ngành khai thác thủy sản Việt Nam.

Dù vậy, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang đối mặt với một mối lo khác còn lớn hơn, đó là ô nhiễm đại dương. Tại hội thảo nói trên, ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao), đưa ra con số mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 8 triệu tấn rác thải đổ xuống đại dương. Trong đó, 80% rác thải nhựa trên biển thải ra từ các hoạt động trên đất liền theo các dòng sông, đường thoát tuồn ra biển. Riêng tại Việt Nam, hằng năm có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa đổ ra biển.

Còn theo bà Ingrid Giskes, Giám đốc Sáng kiến Ghost Gear toàn cầu bảo tồn đại dương, thiết bị đánh cá bị bỏ rơi, bị mất hoặc bị loại bỏ được gọi là những "thiết bị ma" là một trong những hình thức hàng hải có hại nhất, đe dọa đến môi trường biển. Mỗi năm ước tính 640.000 tấn ngư cụ bị mất hoặc bị bỏ rơi trong đại dương. Các mảnh vụn liên quan đến câu cá chiếm tới 70% các mảnh vụn nổi trong đại dương, gây ra sự sụt giảm 5%-30% ở một số loại cá vì làm hỏng môi trường sống ở biển và gần bờ, như phá hủy thảm thực vật, cản trở việc tiếp cận với môi trường trú ẩn và thu gom trầm tích.

Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường biển, bà Ingrid Giskes cho rằng các nước trong khu vực ASEAN và thế giới cần hành động cụ thể. Đó là phải cải tiến các thiết bị đánh bắt để giảm tổn thất thiết bị, đi đôi giáo dục nhận thức tác hại này cho ngư dân.

Trong khi đó, ông Tamari’i Tutangata, Giám đốc Chương trình Môi trường khu vực Nam Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc, cho rằng tất cả quốc gia ở Thái Bình Dương cần phải chia sẻ vấn đề về sự ô nhiễm từ chất thải công nghiệp, các bãi chôn lấp không phù hợp. Bởi lẽ, việc xử lý hóa chất độc hại là tác nhân quan trọng gây ô nhiễm biển, vùng ven bờ khiến hệ sinh thái suy thoái nghiêm trọng. "Phần lớn chất thải rắn được sản xuất là do quá trình đô thị hóa ven biển diễn ra nhanh chóng khiến nhiều rạn san hô địa phương, đầm phá dễ bị ô nhiễm, tổn thương. Ở một số khu định cư nhỏ, khu vực rừng ngập mặn hoặc các bãi biển đã trở thành bãi đổ rác. Các sự cố khác nhau liên quan đến độc tố từ chất thải công nghiệp, nước thải từ nhà máy chế biến thực phẩm, chất diệt khuẩn… sẽ làm cho những vấn đề ô nhiễm môi trường tồi tệ hơn trong tương lai" - ông Tamari’i Tutangata cảnh báo. 

Triển khai Chương trình quản lý chất thải - SPREP

Chương trình Môi trường khu vực Nam Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc đang hỗ trợ các quốc đảo Thái Bình Dương khắc phục những vấn đề kể trên với Chương trình quản lý chất thải - SPREP. Chương trình được chính quyền bang Yap (liên bang Micronesia - một lãnh thổ ủy thác Liên Hiệp Quốc do Mỹ điều hành) cho phép hòn đảo của họ được sử dụng làm nghiên cứu điển hình. "Chương trình coi quản lý chất thải là trách nhiệm của mọi người và của tất cả chính phủ. Chúng tôi tin rằng trong tương lai, chương trình này sẽ được sử dụng cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam và hoan nghênh phản hồi từ những người tham gia quản lý chất thải rắn trong khu vực" - ông Tamari’i Tutangata nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo