xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguy cơ ô nhiễm từ nhà máy mía đường

Hoài Dương

Tuy quá trình sản xuất mía đường chỉ xả ra chất thải hữu cơ, không có hóa chất nhưng nếu không có công nghệ xử lý thì nguy cơ gây hại cho môi trường cũng cực lớn

Một nhà máy thuộc Công ty TNHH Mía đường, cồn Long Mỹ Phát (thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) mới đây bị đình chỉ hoạt động vì xả thải, nghi làm ô nhiễm nguồn nước sông Hậu, gây ra cá chết hàng loạt. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Phong, Cục trưởng Cục Môi trường miền Nam, cho biết đến nay, chưa có kết luận thanh tra toàn diện về vụ việc này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguy cơ ô nhiễm từ các nhà máy sản xuất mía đường là rất đáng lo ngại.

Ô nhiễm từ mật rỉ, bùn lọc

Theo nghiên cứu của GS-TS Lâm Minh Triết, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, quá trình sản xuất đường từ cây mía sẽ sinh ra một số phụ phẩm như bã mía, mật rỉ, bùn lọc… Trong đó, mật rỉ chiếm 3%-5% trọng lượng mía đem ép với các thành phần là nước, đường saccara, đường khử, tro, protein… Bên cạnh đó, phần cặn bã còn lại sau khi chế biến đường là bùn lọc, chiếm khoảng 1,5%-3% trọng lượng đem ép.

Nguy cơ ô nhiễm từ nhà máy mía đường - Ảnh 1.

Sông Cái Lớn bị ô nhiễm do hoạt động xả thải của Công ty TNHH Mía đường, cồn Long Mỹ Phát Ảnh: SONG ANH

GS-TS Lâm Minh Triết đánh giá nước thải của ngành công nghiệp mía đường luôn chứa một lượng lớn các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất của cacbon nitơ, phốt-pho. Các chất này dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật, gây mùi hôi thối cho không khí và nguồn nước. Mặt khác, phần lớn các chất rắn lơ lửng có trong nước thải ngành công nghiệp mía đường ở dạng vô cơ, khi thải ra môi trường, các chất này có khả năng lắng và tạo thành một lớp dày ở đáy nguồn nước, phá hủy hệ sinh vật. Các khí độc trong quá trình phân hủy sẽ gây thiếu hụt ôxy trong nước, tác động xấu đến hệ sinh thái.

Theo ông Phan Chí Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương, rỉ đường được thải ra trong quá trình sản xuất mía đường rất độc hại, có thể gây ô nhiễm nguồn nước do gây mất ôxy trong nước, khiến nước chuyển màu đen. Ông Dũng phân tích: "Sản xuất mía đường sẽ xả ra chất thải hữu cơ, không gây độc hại về mặt hóa chất nhưng nếu không được xử lý thì còn gây ô nhiễm nguy hại hơn nhiều ngành khác, thậm chí nguy hại hơn cả ngành sản xuất mía đường. Nếu có công nghệ đủ tiêu chuẩn thì sẽ chắc chắn xử lý được hết chất thải độc hại này".

Ông Trần Thế Loãn, nguyên Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm - Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhận định ô nhiễm nguồn nước nếu có nguyên nhân từ nhà máy đường là ô nhiễm vi sinh với các thành phần gây ô nhiễm là chất hữu cơ. Tuy vậy, khả năng gây nguy hại cũng rất lớn, chẳng hạn gây ảnh hưởng sức khỏe khi không bảo đảm nguồn nước ăn uống, sinh hoạt, sinh vật không có ôxy để sống, ảnh hưởng đến hệ sinh thái… "Vấn đề gây ô nhiễm nằm ở chỗ có thể nhà máy không xử lý đúng tiêu chuẩn với các chất thải xả ra môi trường. Công nghệ để xử lý hệ thống xả thải của nhà máy mía đường không phải công nghệ phức tạp, thậm chí khá đơn giản, nhưng nếu không bảo đảm đúng quy chuẩn, máy móc lâu ngày bị hỏng hóc… thì ô nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra" - ông Loãn nói.

Có thể tận dụng chất thải

Theo các chuyên gia, ngành mía đường hoàn toàn có thể tận dụng các chất thải của quá trình sản xuất để chế biến thành sản phẩm có lợi. Nếu thực hiện được việc này, ngành mía đường sẽ trở thành ngành thân thiện với môi trường, đồng thời tận dụng triệt để được hiệu quả từ cây trồng.

Ông Phan Chí Dũng góp ý bã mía có thể được tận dụng để phát điện, cung cấp đủ dùng cho nhà máy đường. Ví dụ, Nhà máy đường Lam Sơn của Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã thực hiện được việc tận dụng phát điện từ bã mía. Với rỉ đường, ông Dũng cho biết có thể chế biến thành cồn công nghiệp; còn số phế phẩm khác sau khi rút hết rỉ đường thì chế biến thành phân bón.

Các chuyên gia còn chỉ ra khả năng chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại từ mật rỉ. Theo nghiên cứu của GS-TS Lâm Minh Triết, một tấn mật rỉ sẽ chế biến thành một tấn men khô hoặc 300 lít tinh dầu hay 3.800 lít rượu. Phế phẩm từ một hecta mía sau khi sản xuất có thể tiếp tục chế biến ra 7.000-8.000 lít cồn nhiên liệu. Cũng theo nghiên cứu này, từ bùn lọc trong quá trình sản xuất mía đường có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa, làm sơn, xi đánh giày… Với bã mía, ngoài sử dụng làm nguyên liệu đốt lò, còn có thể làm bột giấy hoặc ép thành ván dùng trong kiến trúc, làm ra nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp.

Ông Trần Thế Loãn khuyến cáo doanh nghiệp nghiêm túc bảo đảm vấn đề môi trường, kiểm tra và nâng cấp máy móc, công nghệ thường xuyên để bảo đảm vấn đề môi trường, cũng là cách tránh tự gây ảnh hưởng đến chính hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Tạm dừng nhà máy đường gây ô nhiễm

Từ ngày 22-3 đến 2-5, trên sông Cái Lớn (tỉnh Hậu Giang) và các kênh nhánh đã xảy ra 4 đợt ô nhiễm môi trường nước mặt (ô nhiễm hữu cơ làm nước có màu đen và phát sinh mùi hôi). Qua điều tra, các cơ quan chức năng tỉnh xác định nguyên nhân chính gây ô nhiễm xuất phát từ hoạt động xả thải của nhà máy thuộc Công ty TNHH Mía đường, cồn Long Mỹ Phát. UBND tỉnh Hậu Giang đã yêu cầu tạm dừng hoạt động và chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đoàn thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra toàn diện công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy.S.Anh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo