xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sa tặc hoành hành biển Cần Giờ

Di Lâm

Nạn khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ, sông vùng giáp ranh TP HCM với các tỉnh đang diễn biến phức tạp, tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm biến đổi dòng chảy sông, gây nguy cơ sạt lở...

Đại tá Tô Danh Út - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP HCM - cho biết thời gian qua, nhu cầu sử dụng cát xây dựng, cát san lấp ngày càng cao. Lợi nhuận từ khai thác cát rất lớn khiến vùng biển Cần Giờ, vùng giáp ranh TP HCM với các tỉnh trở thành nơi khai thác cát trái phép rất phức tạp.

Vất vả đối phó

Đại tá Tô Danh Út cho biết hoạt động khai thác, vận chuyển cát trái phép tập trung tại khu vực Cồn Ngựa thuộc vùng biển Cần Giờ. Khu vực này giáp ranh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Tiền Giang. Khi phát hiện lực lượng chức năng, sa tặc rút vòi bơm, xả cát xuống biển rồi chạy trốn về phía vùng biển 2 tỉnh lân cận. Nhiều người lợi dụng hợp đồng mua bán, vận chuyển cát từ tỉnh, thành ĐBSCL, cho phương tiện chạy qua vùng biển Cần Giờ nhằm hút cát lậu. Họ lấy hóa đơn, chứng từ kèm hợp đồng có sẵn để đối phó nếu có kiểm tra, kiểm soát.

Sa tặc hoành hành biển Cần Giờ - Ảnh 1.

Lực lượng Bộ đội biên phòng kiểm tra một sà lan khai thác cát ở huyện Cần Giờ, TP HCM Ảnh: ĐỨC THẮNG

Ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, cho rằng việc xử lý sa tặc gặp rất nhiều khó khăn. Theo quy định, đối với hành vi khai thác cát trái phép từ 50 m3 trở lên sẽ bị tịch thu tang vật. Do vậy, khi bị truy bắt, các đối tượng vi phạm thường vừa cho tàu chạy vừa xả cát xuống biển.

Liên quan đến hành vi này, TAND TP HCM vừa xử phúc thẩm quyết định bác kháng cáo, y án 9 tháng tù giam về tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên" đối với Trịnh Khắc Phùng (SN 1981). Trước đó, công an bắt quả tang Phùng cùng 4 người khác sử dụng ghe không số ra bơm, hút cát dưới lòng sông Tắc (quận 9, TP HCM). Phát hiện công an vây bắt, Phùng liều lĩnh nhấn chìm ghe rồi cùng đồng bọn nhảy xuống sông tẩu thoát. Sau đó, công an bắt Phùng theo lệnh truy nã.

Từ năm 2017 đến nay, các lực lượng chức năng của TP phát hiện hơn 150 vụ việc với gần 240 phương tiện khai thác, vận chuyển cát trái phép trên địa bàn. Riêng từ đầu năm 2019 đến nay, Công an TP bắt giữ, xử lý 24 vụ việc với 38 đối tượng; khởi tố 2 đối tượng về hành vi vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Hiểm họa chực chờ

Ghi nhận ở vùng biển Cần Giờ, không ít người dân làm nghề đóng đáy ngao ngán với sa tặc, bởi nếu sà lan, ghe hút cát công suất lớn đâm trúng thì giàn đáy sẽ sập xuống. Ông Lê Quang Văn (đóng đáy ở khu vực biển Cồn Ngựa) phản ánh: "Chẳng biết kêu ai nên tôi tính bỏ nghề về quê. Sửa giàn đáy sập tốn vài trăm triệu đồng, tôi không có nổi chừng ấy tiền!".

Theo người dân địa phương, các phương tiện vận chuyển, khai thác cát lậu thường hoạt động về đêm, lại tắt đèn, điện nên tránh được kiểm soát của lực lượng chức năng. Sạt lở bờ sông Lòng Tàu (huyện Cần Giờ) diễn ra trong thời gian qua xuất phát từ việc khai thác cát trái phép quá mức, làm thay đổi dòng chảy nhưng không được xử lý triệt để. Trong khi người dân gánh chịu hậu quả thì trong hầu hết các vụ việc vi phạm, cá nhân, tổ chức khai thác cát trái phép chỉ cần nộp tiền phạt theo quy định về xử lý vi phạm hành chính là "qua ải".

Nghiên cứu hồ sơ một vụ án vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên vừa đưa ra xét xử mới đây, thẩm phán Nguyễn Xuân Tùng (TAND quận 9, TP HCM) nhận định hành vi khai thác cát trái phép xâm phạm đến quyền sở hữu nhà nước về tài nguyên khoáng sản; là một trong những nguyên nhân làm biến đổi dòng sông, thay đổi dòng chảy dẫn đến sạt lở bờ sông, gây bức xúc cho người dân địa phương.

Một nghiên cứu của Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP HCM cũng chỉ rõ khai thác cát là nguyên nhân khiến hệ sinh thái bị hủy hoại; làm tăng ô nhiễm tạp chất, giảm lượng ôxy trong nước. Nghiêm trọng hơn, khai thác cát ồ ạt bằng các thiết bị bơm công suất lớn, hút lên khối lượng cát khổng lồ dưới đáy sông và cửa biển sẽ làm mất cân bằng quy luật tự nhiên của dòng chảy. Nguy cơ sạt lở bờ sông và cửa biển sẽ xuất hiện nếu dòng chảy thay đổi. Đây là vấn đề rất quan ngại, cần phải tăng nặng xử phạt, kịp thời ngăn chặn, tránh tác động xấu đến môi trường cho vùng biển trọng yếu Cần Giờ cũng như hệ thống sông, luồng lạch tại TP nói riêng. 

Tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm

Bàn về giải pháp xử lý tại hội nghị "Công tác phối hợp kiểm tra, xử lý khai thác vận chuyển cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ và vùng giáp ranh TP HCM với các tỉnh" diễn ra cách đây vài ngày, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM - cho rằng các địa phương, cơ quan chức năng của TP cần rà soát, tăng cường kiểm tra, phối hợp với lực lượng chức năng các tỉnh trong việc ngăn chặn khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ, vùng giáp ranh. Bên cạnh đó, đề xuất bổ sung, sửa đổi quy định của pháp luật nhằm tăng mức xử phạt đối với hành vi khai thác cát trái phép; kinh doanh, vận chuyển cát không rõ nguồn gốc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo