xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống khỏe nhờ cây tràm

QUANG TÁM - NGUYÊN KHOA

Thừa Thiên - Huế được xem là "thủ phủ" dầu tràm. Nhiều người dân nơi đây có cuộc sống khá giả nhờ trồng tràm nguyên liệu và làm nghề chưng cất tinh dầu tràm

Trong suốt hơn 350 năm của nhà Nguyễn với 9 đời Chúa, 13 đời vua, tinh dầu tràm Huế luôn nằm trong danh mục các sản phẩm tiến vua, trở thành dược liệu không thể thiếu trong hoàng cung. Vì vậy, Huế được xem là nơi khởi nguồn của nghề nấu tinh dầu tràm. Đây cũng là nghề truyền thống của nhiều gia đình tại Thừa Thiên - Huế.

Dược liệu quý

Tinh dầu tràm được nấu theo phương pháp chưng cất từ lá cây tràm. Có lẽ công dụng của tinh dầu tràm không còn xa lạ với người Việt. Theo sách "Đỗ Tất Lợi - những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", tinh dầu tràm có tính sát khuẩn.

Vì vậy từ lâu, không những người dân xứ Huế mà nhiều người Việt đã sử dụng loại dầu này để phòng chữa bệnh. Càng ngày, những sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên càng được người dùng ưa chuộng nên các lò dầu tràm nhờ đó có thể sống được với nghề khi giá bán lên đến 2 triệu đồng/lít như hiện nay.

Ông Nguyễn Khoa Thắng, chủ cơ sở sản xuất tinh dầu tràm Linh Đan (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế), cho biết để chiết xuất từng giọt tinh dầu tràm nguyên chất phải trải qua nhiều công đoạn. Nguyên liệu là lá tràm gió - một loại cây thân gỗ, tên khoa học là melaleuca cajuputi powell, thuộc chi tràm myrtaceae. Lá tràm nguyên liệu được bỏ vào nồi nấu theo phương pháp chưng cất thủ công truyền thống trong nhiều giờ để lấy tinh dầu.

"Tinh dầu tràm chất lượng phải được nấu từ 100% nguyên liệu cây tràm. Hiện tại, giá thu mua lá tràm tươi khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg. Để nấu được 1 lít tinh dầu phải mất gần 300 kg lá tràm tươi và nấu trong vòng 6-8 giờ" - ông Thắng nói.

Với điều kiện khí hậu, thủy văn và thổ nhưỡng phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây tràm, Thừa Thiên - Huế trở thành "thủ phủ" tràm của cả nước. Tràm mọc tự nhiên rải rác khắp các vùng núi, gò đồi, động cát… tại hầu hết các địa phương ở tỉnh này, trong đó tập trung khá nhiều ở huyện Phong Điền.

Những điều kiện tự nhiên đặc thù như hàm lượng sắt và magie trong đất cao, chế độ mưa rất đặc biệt và không giống bất kỳ nơi nào... đã giúp cây tràm tại Thừa Thiên - Huế lưu giữ nhiều loại dược chất quý với hàm lượng cao.

Sống khỏe nhờ cây tràm - Ảnh 1.

Tinh dầu tràm tham gia Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2020, thu hút nhiều người tham quan

Sống khỏe nhờ cây tràm - Ảnh 2.
Sống khỏe nhờ cây tràm - Ảnh 3.

Những cánh rừng tràm cung cấp nguồn nguyên liệu cho các lò dầu tràm

Sống khỏe nhờ cây tràm - Ảnh 4.

Cơ sở tinh dầu tràm Linh Đan trồng tràm phát triển nguồn nguyên liệu Ảnh: Nguyễn Khoa

Chủ động nguồn nguyên liệu

Theo ông Trần Văn Lực, Chủ tịch Hội Sản xuất và Kinh doanh tinh dầu tràm Huế, chưng cất tinh dầu tràm là nghề truyền thống mấy trăm năm nay của người dân địa phương. Hiện tại, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có hơn 200 cơ sở sản xuất - kinh doanh tinh dầu tràm.

Việc chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất là một vấn đề quan trọng để bảo tồn và phát triển nghề nấu tinh dầu tràm truyền thống của vùng đất cố đô. Ông Trương Viết Đính, Giám đốc HTX Sản xuất - Kinh doanh dịch vụ chế biến tinh dầu tràm Lộc Thủy (huyện Phú Lộc), nhấn mạnh: "Nếu biết cách chăm sóc, chất lượng tràm trồng cũng không thua kém gì tràm tự nhiên. Tràm trồng hơn một năm có thể khai thác. Mỗi năm khai thác 1-2 vụ, được khoảng 8-9 tấn lá/ha. Tuy nhiên, cần biết khai thác đúng cách để khỏi ảnh hưởng đến cây".

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, ngoài Phong Điền, huyện Phú Lộc là nơi có nhiều diện tích trồng tràm. Trước tình hình vùng nguyên liệu ngày càng khan hiếm, nhiều đơn vị đã chủ động phát triển vùng nguyên liệu cây tràm. Địa phương tiên phong phải kể đến là xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc - cái nôi của nghề chưng cất tinh dầu tràm.

Từ năm 1997, những mầm tràm gió tự nhiên đã được người dân nơi đây gieo trồng. Nhiều năm sau đó, diện tích trồng được mở rộng. Hiện tại, xã Lộc Thủy có khoảng 60 ha tràm gió được trồng và đã khai thác lá, đáp ứng 50% nguyên liệu cần có tại địa phương.

Trong những năm gần đây, rất nhiều hộ dân đã đầu tư trồng tràm ở các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Hương Thủy, Quảng Điền; diện tích ngày càng mở rộng. Theo ông Nguyễn Khoa Thắng, nhiều năm nay, cơ sở của ông cũng đã lên kế hoạch mở rộng vùng nguyên liệu.

"Cần chủ động nguyên liệu chứ không chỉ phụ thuộc vào tràm tự nhiên. Việc mở rộng trồng cây tràm gió không chỉ giải quyết được vấn đề khan hiếm nguyên liệu mà còn hạn chế phần nào tình trạng tinh dầu tràm pha chế, kém chất lượng tràn lan trên thị trường thời gian qua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu tinh dầu tràm Huế" - ông Thắng phân tích.

Ông Phạm Thành, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Hương Cát, cho biết trong những năm qua, doanh nghiệp này đã cung cấp cây giống tràm gió (từ hạt) và tràm năm gân (từ giâm hom) cho rất nhiều tổ chức, cá nhân, hộ gia đình của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Hằng năm, công ty đã cung ứng cho thị trường từ 500.000 đến 700.000 cây giống. Các hộ đã trồng tràm và thu hoạch với năng suất, sản lượng cao. Nhiều hộ đang mở rộng trồng thêm giống tràm năm gân - loại tràm cho năng suất gấp 2,5 lần tràm gió.

Những người làm nghề chưng cất cho rằng việc phát triển vùng nguyên liệu là một tín hiệu đáng mừng cho tinh dầu tràm Huế. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cần phải có quy hoạch diện tích trồng; tuyển chọn loại cây tràm cho năng suất và chất lượng tinh dầu cao. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng tinh dầu của các hộ sản xuất để tránh viêc làm hàng giả, giữ thương hiệu tinh dầu tràm Huế. Tỉnh cũng cần hỗ trợ hơn nữa cho các tổ chức, hộ gia đình trong việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ các diện tích có rừng tràm tự nhiên như giao đất, các chính sách ưu đãi…

"Việc phát triển vùng nguyên liệu phải đi đôi với nhu cầu, cần có kế hoạch rõ ràng và khoa học, tránh trình trạng thừa nguồn cung như một số loài cây trồng trước đây" - ông Phạm Nguyễn Thành, Giám đốc Công ty TNHH TM Liên Minh Xanh (phường Thuận Hòa, TP Huế), đề xuất. 

Sản phẩm có chỉ dẫn địa lý

Sản phẩm tinh dầu tràm sản xuất tại Huế chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Năm 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có quyết định cho phép thành lập Hội Sản xuất và Kinh doanh tinh dầu tràm Huế. Cũng trong năm 2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tinh dầu tràm Huế; được quản lý bởi Hội Sản xuất và Kinh doanh dầu tràm Huế. Từ đó, thương hiệu dầu tràm Huế phát triển hơn, được nhiều người biết tới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo