xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tầm gửi hoa gạo - Dược liệu quý cần được phát triển

ThS Phan Thị Hồng Thủy

Để nhân giống được cây tầm gửi hoa gạo trong phòng thí nghiệm là thách thức lớn đang đặt ra với các nhà khoa học trong việc phát triển loại dược liệu hiếm có này

Tầm gửi còn có tên gọi khác là cây chùm gửi. Đây là loại cây sống ký sinh trên các loại cây thân gỗ. Cây ký sinh trên các cây chủ khác nhau sẽ cho ra những loại tầm gửi khác nhau; mỗi loại có những đặc tính và tác dụng khác nhau. Tầm gửi gạo tía (tên khoa học là Taxillus chinensis) được đánh giá là loại dược liệu tốt nhất trong các loại tầm gửi bởi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người.

Dược liệu quý, đặc biệt hiếm có

Tầm gửi phân bố chủ yếu ở các nước châu Á như Trung Quốc, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Ở nước ta, có thể tìm thấy ở nhiều tỉnh - thành, như Hà Nội (vùng Hà Tây cũ), Quảng Ninh... Bộ phận dùng được của tầm gửi thường là toàn bộ cành lá. Thành phần hóa học trong cành và lá tầm gửi gạo tía là trans-phytol, alpha-tocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin và quercituron. 

Đa số các thành phần này đều có tác dụng chống ôxy hóa, bẫy gốc tự do, bảo vệ màng tế bào. Đặc biệt, catechin là một hợp chất phenol có nhiều trong chè xanh, tác dụng chống ôxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột qụy và ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang.

Tầm gửi hoa gạo - Dược liệu quý cần được phát triển - Ảnh 1.

Tầm gửi trên cây hoa gạo trong tự nhiên Ảnh: TƯ LIỆU

Tầm gửi gạo đã được sử dụng làm dược liệu trong điều trị đông y từ lâu. Dân gian cho rằng loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp và đặc biệt tốt cho người bệnh thận. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng tầm gửi hoa gạo làm vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt; cây vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, khử phong thấp, an thai; thường dùng trị phong thấp, tê bại, lưng gối mỏi đau, gân xương nhức mỏi, thai động không yên, đau bụng, huyết áp cao.

Mặc dù nhu cầu lớn nhưng để khai thác và phát triển vùng trồng tầm gửi hoa gạo theo quy mô lớn vẫn là một vấn đề chưa thể thực hiện; cần có sự góp sức của các nhà khoa học. Cũng đã có nhiều người thử đem cành tầm gửi ở cây gạo ghép sang cây khác nhưng chỉ sau vài ngày, cành tầm gửi này héo dần và chết hết. Đem hạt tầm gửi cấy vào thân cũng không thấy hạt nảy mầm. Bởi vậy, việc nhân giống theo kinh nghiệm dân gian hay tự phát, thường hiệu quả thu được rất thấp, thậm chí bằng không. Cũng vì lý do này mà tầm gửi hoa gạo mới trở nên đặc biệt, hiếm có, được săn lùng ráo riết.

Thách thức của các nhà khoa học

Sự phát triển của công nghệ sinh học, đặc biệt là phương pháp nuôi cấy mô, sẽ là triển vọng để nghiên cứu và phát triển cũng như bảo tồn nguồn dược liệu quý giá này. Vì tầm gửi hoa gạo là loại cây sống ký sinh trên cây chủ là cây hoa gạo, sử dụng nguồn dinh dưỡng cũng như các hợp chất từ cây hoa gạo để tổng hợp những thành phần dược liệu cho chính mình. Do đó, để nhân giống cây tầm gửi hoa gạo trong phòng thí nghiệm, chắc chắn các nhà khoa học phải tìm hiểu rõ đặc điểm sinh trưởng của cây tầm gửi cũng như cây hoa gạo, đặc biệt là những thành phần dinh dưỡng, dược liệu trong hai loại cây này, có sự khác biệt gì với những loại cây khác, để tạo ra được dược tính điển hình trong cây tầm gửi. Từ đó xác định được thành phần môi trường nuôi cấy nhân tạo cây tầm gửi, để tạo ra được cây tầm gửi có dược tính tương đương như trong tự nhiên. Đây cũng là những thách thức lớn đối với các nhà nghiên cứu thực vật học.

Tầm gửi hoa gạo - Dược liệu quý cần được phát triển - Ảnh 2.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể hướng theo một hướng đi khác là nuôi cấy nhân tạo cây tầm gửi hoa gạo bằng cách tạo thành những cây con cấy mô rồi đem thuần chủng chúng trong môi trường tự nhiên, sau đó nuôi ghép chúng vào thân cây gạo. Lựa chọn những cây giống khỏe mạnh, đục lỗ trên cành hoặc thân cây gạo rồi ghép cây con tầm gửi vào. Mặc dù kỹ thuật cũng phức tạp, tuy nhiên đây cũng là phương cách giúp người trồng phát triển nguồn cây tầm gửi hoa gạo với số lượng lớn. Với phương pháp này, cũng đòi hỏi phải có nguồn cây hoa gạo trồng trong vườn số lượng lớn, đòi hỏi phải có những khu vực chuyên canh để phát triển lâu dài.

Triển vọng của sự phát triển công nghệ sinh học, nuôi cấy mô tế bào thực vật, với những môi trường chuyên biệt dành cho cây thân gỗ, những kỹ thuật nuôi cấy hiện đại như nuôi cấy tế bào trần, nuôi cấy phôi soma, nuôi cấy bioreactor để nhân các dòng tế bào, nguồn mẫu có dược tính cao như rễ tơ, chồi… là cơ sở để ứng dụng cho những loại cây dược liệu quý nhưng đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu mới có thể nhân giống được. Đây cũng là thách thức nhưng lại là cơ hội phát triển thành công cho những ai tiên phong. 

Cung không đủ cầu

Hiện nay, nhu cầu sử dụng tầm gửi hoa gạo để làm thuốc là rất lớn. Người dân thường đi tìm nguồn cây mọc hoang để khai thác với số lượng không nhiều, phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết hoặc điều kiện thổ nhưỡng, nơi có nhiều cây cối phát triển.

Cây tầm gửi có thể thu hái quanh năm. Sau khi hái, cây được cắt ngắn và phơi khô. Khi bảo quản cần để nơi thoáng mát, thường xuyên kiểm tra và phơi nắng lại để tránh mối mọt.

Có thời điểm nguồn dược liệu không đủ cung cấp cho thị trường, giá được đẩy lên từ 1,5-2 triệu đồng/ kg thành phẩm. Người dân làm nghề khai thác tầm gửi hoa gạo hiện nay cũng có thu nhập ổn định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo