xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Ngọn roi" thuế, khi cần

A.Q

Bộ Tài chính cơ bản đồng tình với đề xuất của Bộ Xây dựng về việc đánh thuế đối với những trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà đất nhằm đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời.

Đề xuất bên trên không phải nay mới có, mà lần đầu được đưa ra từ 15 năm trước. Báo cáo của Bộ Xây dựng gửi Văn phòng Chính phủ mới đây về nguyên nhân tăng giá nhà ở đã nêu lại đề xuất này nhằm kiềm chế sự gia tăng khá cao của giá đất nền, nhà phố, căn hộ chung cư…; bảo đảm cho thị trường bất động sản minh bạch và phát triển bền vững.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, chỉ số giá căn hộ tại TP HCM và Hà Nội quý II năm nay tăng lần lượt 27% và 58% so với 5 năm trước, hồi 2019. Hơn 80% nguồn cung mở bán năm 2024 có giá từ 50 triệu đồng/m2 trở lên. Khu vực ngoại ô Hà Nội gần đây đất nền qua đấu giá bị đẩy lên cao ngất ngưởng, sau đó bên trúng đấu giá đã bỏ cọc… 

Còn theo Bộ Xây dựng, báo cáo quý II của bộ này cho biết giá chung cư tăng khoảng 5%-6,5% so với 3 tháng đầu năm 2024. Đà tăng mạnh 28%-33% tập trung ở một số dự án cũ, thậm chí một số khu tái định cư cũng tăng giá 20% theo năm...

Giá nhà đất quá cao làm triệt tiêu cơ hội của người có nhu cầu thật sự về nơi ở, khiến lực cầu bị sụt giảm, dẫn tới thị trường ảm đạm, tạo "cục máu đông" nợ xấu gây tắc nghẽn mạch chuyển lưu của cơ thể kinh tế. Đây cũng là nguyên nhân làm méo mó chính sách, nếu để kéo dài sẽ nguy hiểm cho điều hành vĩ mô. Bài học đắng về đổ bể "bong bóng" bất động sản trong quá khứ không xa nay vẫn còn đó.

Để có giải pháp tốt, phải nhận diện chính xác nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân khiến giá nhà đất tăng. Ngoài đầu cơ, găm hàng và tung tin quy hoạch đô thị, mở đường... để kích giá lên còn có lý do chi phí đầu vào của bất động sản quá cao, trong đó có nhiều khoản "không tên", nên giá bán đến người tiêu dùng đầu cuối cao chót vót. Phổ biến tình trạng môi giới, sàn giao dịch đẩy giá để hưởng chênh lệch lớn, chiết khấu nhiều hơn. Và trong thời gian dài bất động sản đóng băng, thiếu hụt nguồn cung thì một vài dự án đủ điều kiện mở bán đã tranh thủ hét giá…

Chỉ có chế tài bằng pháp luật thì mới đủ mạnh, hiệu quả để giải quyết vấn đề. Ngoài kiểm soát thị trường, thanh - kiểm tra nghiêm và phạt nặng các hành vi vi phạm thì sử dụng thêm một công cụ nữa - đánh thuế lũy tiến - cũng là lựa chọn hợp lý vào lúc này.

Tiến tới bổ sung quy định đánh thuế lũy tiến (tăng dần) với nhà, đất thứ 2, 3, 4… trở đi và đối với nhà, đất bỏ hoang, không tạo ra giá trị vào Luật Thuế bất động sản, kỳ vọng sẽ góp phần chặn đầu cơ, chống tăng giá ảo. Nhưng phải tiến hành như thế nào cho khoa học, chặt chẽ (chẳng hạn: làm sao xác định đúng nhà thứ 2 trở đi là tài sản đầu cơ?); và cần lưu ý đây chỉ là giải pháp bổ trợ. "Ngọn roi" này phải được triển khai đồng bộ với nhiều công cụ quản lý khác, như là cơ sở dữ liệu về nhà đất, dữ liệu dân cư, bảng giá đất được cập nhật kịp thời… thì mới mong phát huy vai trò điều tiết. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo