Luật sư Trần Xuân Tiền (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết theo quy định Điều 66, Nghị định 100/NĐ-CP quy định xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu như sau: Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với lái tàu khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 3 tháng đến 5 tháng.
Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 10 tháng đến 12 tháng.
Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 22 tháng đến 24 tháng;
Ngoài lái tàu, nhân viên đường sắt vi phạm nồng độ cồn cũng bị xử phạt nếu vi phạm nồng độ cồn. Điều 63 Nghị định 100/NĐ-CP quy định xử phạt nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (trừ lái tàu và phụ lái tàu) vi phạm quy định về nồng độ cồn hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng như sau:
Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ; Khi làm nhiệm vụ mà trong cơ thể có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
Về quy định xử phạt đối với vi phạm nồng độ cồn trong lĩnh vực giao thông đường thủy, luật sư Trần Xuân Tiền cho biết theo quy định tại Nghị định số 139/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy (có hiệu lực từ 1-1-2022), mức phạt tối thiểu là 3 triệu đồng và tối đa 35 triệu đồng.
Cụ thể, khoản 3 Điều 24 Nghị định 139/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện đang trong ca trực mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau: Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/01 lít khí thở; phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở; phạt tiền từ 20-35 triệu nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ côn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/01 lít khí thở.
Ngoài ra, trường hợp bị xử phạt trong khung 3-5 triệu đồng bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 1-2 tháng; bị phạt tiền trong khung 20-35 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 2-4 tháng.
Luật sư Trần Xuân Tiền cũng cho biết theo quy định hiện hành, người điều khiển phương tiện tàu hoả, tàu thuỷ vi phạm nồng độ cồn sẽ bị tạm giữ phương tiện. Do đó, chế tài chỉ xử phạt hành chính và hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu.
Bình luận (0)