xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NHÌN RA THẾ GIỚI: Điểm sáng bảo tồn hổ ở Thái Lan

Hải Ngọc

Số lượng hổ trong Khu phức hợp Rừng phía Tây (WEFCOM) của Thái Lan ước tính đã tăng hơn 3 lần trong giai đoạn 2007 - 2023, từ 41 lên 143 con.

Sự phục hồi đáng kể này được ghi nhận trong một nghiên cứu do Cục Công viên Quốc gia Thái Lan (DNP) và Tổ chức Bảo tồn Động vật Hoang dã (WCS) phối hợp thực hiện, được công bố trên tạp chí khoa học Global Ecology and Conservation hồi tháng 7-2024.

WEFCOM là một khu rừng có diện tích 18.000 km², gồm 11 công viên quốc gia và 6 khu bảo tồn động vật hoang dã. Theo WCS, đây không chỉ là khu vực rừng lớn nhất Thái Lan mà còn lớn nhất lục địa Đông Nam Á; là môi trường sống vô cùng quan trọng của nhiều loài động vật nguy cấp như hổ, voi châu Á, chim mỏ quạ, bò banteng. Đài CNN cho biết khu vực này có tới 150 loài thú, 490 loài chim và 90 loài bò sát.

NHÌN RA THẾ GIỚI: Điểm sáng bảo tồn hổ ở Thái Lan- Ảnh 1.

Hình ảnh hổ được ghi nhận tại Khu phức hợp Rừng phía Tây (WEFCOM) của Thái Lan. Ảnh: WCS THÁI LAN

Không chỉ có hổ "hồi sinh" mà theo nghiên cứu, số lượng các loài động vật móng guốc bị đe dọa như hươu và bò rừng - con mồi chính của hổ - cũng tăng gấp đôi tại khu bảo tồn Huai Kha Khaeng, một trong 3 khu vực được bảo vệ thuộc WEFCOM. Theo bà Pornkamol Jornburom - Giám đốc WCS Thái Lan, một trong những chuyên gia động vật hoang dã tham gia các dự án bảo tồn tại WEFCOM từ năm 2005 - kết quả trên có được nhờ các biện pháp bảo tồn can thiệp áp dụng hơn một thập kỷ qua.

Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với động vật hoang dã là nạn săn trộm và biện pháp ngăn chặn hiệu quả hàng đầu là tuần tra. Tuy nhiên, năm 2005, các hoạt động tuần tra ở WEFCOM diễn ra hạn chế và rời rạc, kiểm lâm viên cũng chỉ báo cáo miệng cho cấp trên nên không có việc thu thập hoặc ghi chép dữ liệu - theo bà Jornburom.

DNP bắt đầu hợp tác với WCS để "xây dựng và tăng cường sự bảo vệ tại chỗ". Các đội tuần tra sử dụng hệ thống định vị GPS và một mẫu báo cáo chuẩn để thu thập dữ liệu. Từ đó, họ xác định các tuyến đường tuần tra, phân bố động vật hoang dã cũng như các điểm nóng hoạt động bất hợp pháp.

"Sự gia tăng 250% số lượng hổ, tăng gấp đôi số lượng bò banteng và hươu sambar là minh chứng cho hiệu quả của hoạt động tuần tra. Bảo tồn hổ cũng tức là bảo tồn song song nhiều loài khác" - bà Jornburom nhấn mạnh.

Đến năm 2007, các nhà bảo tồn đã lắp đặt nhiều camera bẫy, giúp xây dựng bộ dữ liệu để đánh giá các quần thể tại 3 khu bảo tồn chính của WEFCOM. Cá thể hổ có thể được nhận diện qua các vằn đặc trưng, giống như vân tay của con người. Khác với những khu bảo tồn hổ thường tập trung vào các khu vực nhỏ và cô lập, WEFCOM kết nối nhiều công viên quốc gia và khu bảo tồn thông qua các hành lang rừng trải dài, tạo thành không gian sống rộng lớn cho hổ. Điều này rất quan trọng bởi hổ cần đến 300 km² môi trường sống để di chuyển.

Hổ là "loài phụ thuộc vào bảo tồn", cần sự can thiệp liên tục để bảo vệ chúng khỏi nạn săn trộm, theo ông Stuart Chapman - người đứng đầu Sáng kiến Hổ sống của Tổ chức Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF). Ở Đông Nam Á, số lượng hổ đã thấp đến "điểm nghẽn", tức mức độ mà chúng có thể tuyệt chủng vì tai nạn, bệnh dịch hoặc xung đột. Ông Chapman đánh giá mô hình tại WEFCOM là một "mốc lịch sử" đối với hoạt động bảo tồn hổ.

Theo khảo sát gần đây nhất của DNP, ước tính có 179 - 223 con hổ trưởng thành trong tự nhiên ở Thái Lan, tăng so với mức 148 - 189 con vào năm 2022. WCS cho biết WEFCOM hiện chiếm phần lớn quần thể hổ của Thái Lan và có tiềm năng hỗ trợ tới 2.000 con. 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo