xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhìn từ Long An: Ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Tâm Quân

(NLĐO) - Từ vụ đông xuân 2022-2023 đến nay, tỉnh Long An đã triển khai được 1.400 ha lúa ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, với 624 lượt hộ tham gia tại các HTX có liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra.


Thời gian qua, kể từ sau khi UBND tỉnh Long An ban hành Đề án thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Trong đó, việc trồng lúa và nuôi bò là hai mô hình "sáng" ở Long An.

Khắc phục tình trạng thiếu lao động

Đối với việc xây dựng mô hình điểm sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao/mô hình điểm sản xuất lúa theo hướng VietGAP, tỉnh đã triển khai 12/13 mô hình theo kế hoạch, với diện tích 600 ha, 220 hộ tham gia; phần lớn diện tích giảm lượng giống gieo sạ, ứng dụng cơ giới hóa trong các khâu phun thuốc, làm đất, thu hoạch. 

Chi phí sản xuất bình quân trong mô hình từ 19 triệu đồng/ha đến 21,18 triệu đồng/ha, giảm 1,45 triệu đồng/ha đến 2,8 triệu đồng/ha so ngoài mô hình. Năng suất bình quân 6,2 tấn/ha đến 8,9 tấn/ha, tăng khoảng 100 kg/ha đến 500 kg/ha so ngoài mô hình. Phần lớn mô hình giảm lượng giống gieo sạ với đối chứng nên lợi nhuận đạt cao hơn ngoài mô hình từ 1,45 triệu đến 2,8 triệu đồng/ha.

Nhìn từ Long An: Ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp- Ảnh 1.

Tỉnh Long An đã và đang đẩy mạnh Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ảnh: HOÀNG VŨ

Ngành nông nghiệp đã triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn các huyện thị xã Kiến Tường: Các địa phương đã chủ động triển khai các kế hoạch theo nhiệm vụ được giao tại địa phương mình. 

Kết quả đã triển khai nhân rộng 243 mô hình, diện tích 13.413 ha, duy trì 14 mô hình đã triển khai từ những năm trước với diện tích là 734 ha. Ngoài ra, các địa phương còn chủ động triển khai được 34 mô hình điểm với diện tích là 1.672 ha.

Tính đến nay, toàn tỉnh hiện có 59.672 ha/60.000 ha diện tích lúa ứng dụng công nghệ cao vùng Đề án, đạt 99,5% so với kế hoạch giai đoạn 2016-2025.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, việc triển khai Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa đã góp phần quan trọng trong việc khắc phục thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp thông qua ứng dụng cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gia tăng ở các khâu, qua các năm, qua từng giai đoạn. 

So với trước khi tham gia mô hình thuộc vùng Đề án, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng giống xác nhận để gieo sạ, qua đó giúp giảm mật độ gieo sạ 10-30 kg/ha, đã biết ứng dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh qua đó giúp giảm lượng phân hóa học 10-30%, hiện tại việc ứng dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật đã trở nên phổ biến qua đó giúp giảm chi phí công lao động, giảm lượng thuốc sử dụng. Việc gieo sạ, bón phân bằng thiết bị bay không người lái đã được triển khai 1-2 năm gần đây…

 Từ việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật trên đã giúp giảm chi phí sản xuất khoảng 5-15% và lợi nhuận tăng 5-20% so với trước đây.

Hiệu quả kinh tế đạt được cho thấy cải thiện rõ rệt lợi nhuận cho nông dân khi tham gia mô hình, thông qua kết quả thực tế từ các mô hình cho thấy: mô hình canh tác lúa ứng dụng công nghệ cao áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuân thủ quy trình sản xuất như: sử dụng giống lúa cấp xác nhận, sạ thưa, giảm giống, áp dụng quy trình 1 phải 5 giảm, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, sử dụng phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học, lúa phát triển tốt, ít sâu bệnh, giảm lượng phân hóa học, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật,… 

Từ đó, giúp chi phí sản xuất bình quân trong mô hình giảm so với ngoài mô hình từ 0,5 - 4,3 triệu đồng/ha. Năng suất bình quân trong mô hình từ bằng đến cao hơn ngoài mô hình 500 kg/ha, lợi nhuận bình quân trong các mô hình tăng từ 1 - 4,8 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Nâng cao hiệu quả kinh tế

Cũng như cây lúa, việc xây dựng mô hình điểm chăn nuôi bò thịt chất lượng cao ở tỉnh Long An đã đem lại kết quả rất khả quan khi tỉnh đã triển khai xây dựng 5 mô hình điểm với nội dung hỗ trợ giống bò cái sinh sản, tổng số con hỗ trợ 62 con bò cái sinh sản (Đức Huệ xây dựng 2 mô hình/23 con bò, Tân Trụ 2 mô hình/22 con bò cái, Thủ Thừa 1 mô hình/17 con bò cái sinh sản).

Về chuyển đổi giống bò cái sinh sản, nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi nhất là trong công tác giống, Chương trình công nghệ cao của tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cho các hộ chăn nuôi mua con giống bò cái sinh sản chất lượng cao để cải tạo đàn nền tại 4 huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Thủ thừa và Tân Trụ. 

Nhìn từ Long An: Ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp- Ảnh 3.

Ngành nông nghiệp tỉnh Long An chú trọng nâng cao chất lượng giống bò nhằm tăng năng suất và thu nhập cho người chăn nuôi. Ảnh: Báo Long An

Tính từ năm 2022-2023 đã thực hiện hỗ trợ chuyển đổi giống 233 con giống bò cái sinh sản để cải tạo đàn bò tại địa phương. Dự kiến trong năm 2024 sẽ thực hiện chuyển đổi 67 con bò cái sinh sản. Hiện tại đã nghiệm thu hỗ trợ 52 con bò cái sinh sản cho 5 hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Tân Trụ.

Kết quả nội dung hỗ trợ chuyển đổi giống đến thời điểm hiện tại đạt 95 % so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Song song đó, đã triển khai tổ chức 2 lớp đào tạo dẫn tinh viên và đào tạo kỹ thuật viên nâng cao; 16 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò ứng dụng công nghệ cao về nội dung các giống bò thịt, thiết kế chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, các bệnh thường gặp trên bò, thiết kế khẩu phần…

Trên cơ sở các mô hình điểm tỉnh đã triển khai, các huyện có kế hoạch nhân rộng đàn bò trên địa bàn huyện với các hình thức như: Xây dựng mô hình nhân rộng: Huyện Đức Huệ đã nhân rộng 2 mô hình chăn nuôi bò thịt. 

Dự kiến trong năm 2024 xây dựng 1 mô hình nhân rộng tại xã Mỹ Thạnh Tây; Gieo tinh nhân tạo cho khoảng 18.408 con bò cái sinh sản với khoảng 31.780 liều tinh, ước số bê sinh ra 15.410 con. 

Chương trình công nghệ cao đã tạo sự chuyển biến rõ rệt đối với bà con chăn nuôi trong vùng. Đặc biệt, hiệu quả hoạt động bước đầu của một số mô hình điểm, chuyển đổi giống, làm chủ kỹ thuật thiết kế khẩu phần, kỹ thuật ủ chua thức ăn để dự trữ, làm đá khoáng, xử lý chất thải... đã nâng hiệu quả kinh tế và đáp ứng theo yêu cầu của chương trình là chủ động được nguồn bò giống, nâng cao giá trị đàn bê con tăng trên 30% giá trị cũng như trọng lượng, khoảng cách 02 lứa đẻ khoảng từ 2-3 năm/con đã giảm còn khoảng 2 năm/con thậm chí có những hộ giảm còn khoảng 14 tháng/con qua đó đã rút ngắn được thời gian tăng đàn. 

Nhân rộng mô hình từ mô hình điểm ngày càng được triển khai rộng rãi trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến như: thụ tinh nhân tạo, cơ giới hóa, trồng cỏ chất lượng cao và xử lý chất thải.

Thay đổi thói quen chăn nuôi truyền thống

Với mô hình nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao không chỉ thay đổi thói quen chăn nuôi truyền thống của người nông dân mà còn giúp nâng cao chất lượng và giá trị đàn bò, đã tạo ra được nhiều thế hệ bò lai có ngoại hình đẹp, có khả năng phát triển tốt nên một số bê lai sinh ra được người dân giữ lại làm giống thay thế những con bò cái có năng suất thấp. Một số hộ chăn nuôi tham gia mô hình đã mạnh dạn thực hiện chuyển đổi chăn nuôi theo hướng hiện đại, áp dụng kỹ thuật tiên tiến.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo