xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đi xuất khẩu lao động: Khó giàu

Bài và ảnh: Nguyễn Quyết

Thời gian làm việc của người đi XKLĐ ở nước ngoài rất căng thẳng, song tiền lương lại thấp và khi về nước họ khó tìm được việc làm mới

Ngày 16-3, tại Hà Nội, Cục Quản lý Lao động ngoài nước phối hợp với Viện Khoa học Lao động-Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) công bố “Đánh giá thực trạng đi làm việc ở nước ngoài đã trở về Việt Nam”. Đối tượng khảo sát là người lao động (NLĐ) đã từng làm việc tại Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia về nước trong thời gian từ năm 2004-2008.
 
img
Lao động Việt Nam từ Libya về nước sẽ đối diện với những khoản nợ vay ngân hàng đi xuất khẩu lao động

100% người vay tiền để đi xuất khẩu lao động

Theo bà Nguyễn Thu Nga, Trưởng nhóm khảo sát thuộc Viện Khoa học Lao động-Xã hội, trước khi đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), 88,3% lao động đang có việc làm nhưng chủ yếu là các công việc chất lượng thấp, công nghệ lạc hậu và phần lớn không thuộc diện được ký hợp đồng lao động. Với ước mơ thoát nghèo, NLĐ đặt tất cả kỳ vọng vào công việc ở nước ngoài. Qua khảo sát có đến 100% NLĐ phải vay tiền để trang trải các khoản chi liên quan đến việc đi XKLĐ. Trong đó, 2/3 số lao động phải vay hoàn toàn từ ngân hàng, một số phải vay của tư nhân với lãi suất cao. 

Đáng chú ý, theo điều tra của các cơ quan chức năng, chi phí chính thức làm hồ sơ XKLĐ chiếm 80% tổng kinh phí. Phần còn lại là các chi phí học hành, đào tạo, làm visa, hộ chiếu và cả cho “cò” XKLĐ. Phần đông NLĐ không biết rõ về các khoản phải nộp chính thức cho doanh nghiệp XKLĐ và một bộ phận phải nộp chi phí cao hơn so với quy định. Dù đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ liên quan nhưng bình quân thời gian hoàn tất thủ tục (từ khi nộp hồ sơ đến khi được xuất cảnh) phải mất gần 6 tháng.

Khó tìm việc ở trong nước

Theo điều tra, công việc chính của NLĐ tại các nước khá đa dạng nhưng chủ yếu là lao động giản đơn trong các nhà máy, xí nghiệp. Tỉ lệ này tại  Malaysia (82%), Nhật (100%), Hàn Quốc (89%) hoặc giúp việc gia đình tại Đài Loan (61,4%).

Theo đánh giá của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, thời gian làm việc của NLĐ khá căng thẳng, bình quân 11,4 giờ/ngày, trong đó, cao nhất là giúp việc gia đình (13,6 giờ/ngày) và chăm sóc người bệnh (11,8 giờ/ngày). Thu nhập thực tế của NLĐ từ việc làm ở nước ngoài cao hơn nhiều so với thu nhập từ việc làm khi còn ở trong nước, bình quân gấp từ 5 - 6,2 lần.
 
Tuy nhiên, mức lương lao động người Việt Nam nhận được vẫn bị coi là thấp hơn so với mức lương của lao động người bản địa hoặc lao động làm thuê đến từ các quốc gia khác.
Trở về nước, phần lớn NLĐ trở lại với công việc lao động giản đơn hoặc nông nghiệp với thu nhập tương đối thấp (chỉ gần 2 triệu đồng/tháng). Nguyên nhân là do NLĐ khó tìm việc ở khu vực chính thức, các doanh nghiệp do thiếu thông tin và trình độ chuyên môn thấp.

53% thu nhập dùng để xây nhà

Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, lao động Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình hòa nhập ở nước ngoài, đặc biệt là việc thích nghi với điều kiện sống và điều kiện làm việc. Trong đó, 67% là yếu kém về ngoại ngữ; 13,3% là khác biệt về lối sống, phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt…
 
Đáng lưu ý, việc NLĐ sử dụng thu nhập từ XKLĐ ít được nói đến nhưng qua thống kê của Viện Khoa học Lao động - Xã hội cho thấy đến 53%  thu nhập là để xây nhà, gần 29% mua sắm đồ đạc và hơn 24% đầu tư cho con cái học hành.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo