icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những công trình giúp TP HCM hướng ra biển

THU HỒNG

(NLĐO) - Ngoài tăng năng lực giao thông cho khu vực, các công trình giao thông này còn giúp TP HCM trở thành đô thị hướng biển.

Một trong những dự án vừa được Sở Giao thông Công chánh (GTCC) TP HCM đề xuất 3 phương án đầu tư là tuyến đường ven biển phía Nam dài 45,5 km đi qua TP HCM.

Theo đó, tuyến đường có điểm đầu tiếp giáp đường ven biển tỉnh Tiền Giang qua huyện Gò Công Đông, điểm cuối nối cảng Phước An (tỉnh Đồng Nai). Mặt đường có bề rộng 8 làn xe và đường song hành. Dự án có vốn đầu tư dao động 31.500 - 62.000 tỉ đồng.

Trục này theo quy hoạch có chiều dài hơn 940 km, đi qua 9 địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

Sở GTCC TP HCM cho biết có 3 phương án sơ bộ đầu tư, gồm phương án 1: Chỉ đầu tư tuyến chính, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 tổng vốn hơn 31.500 tỉ đồng, khi hoàn thiện lên 8 làn xe cần thêm 6.400 tỉ đồng. Phương án 2: Tuyến đường kết nối đến Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó đầu tư tuyến chính và đường kết nối với đường ven biển của Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua cầu vượt biển Cần Giờ; tổng vốn đầu tư hơn 62.000 tỉ đồng, cũng chia làm 2 giai đoạn. Phương án 3: Đầu tư tuyến chính và đường vào cảng Cái Mép ở Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư gần 42.300 tỉ đồng.

Những công trình giúp TP HCM hướng ra biển - Ảnh 1.

Hướng tuyến đường ven biển phía Nam được đề xuất

Không chỉ tuyến đường ven biển phía Nam được đề xuất, theo Sở GTCC TP HCM, TP đặt mục tiêu khởi công cầu Cần Giờ trong năm 2025 và hoàn thành năm 2028.

Cầu Cần Giờ có chiều dài 7,3 km, kết nối huyện Nhà Bè với Cần Giờ, trong đó phần cầu chính dài gần 3 km, đường dẫn dài hơn 4,3 km. Công trình có quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 60 km/h, dự kiến đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với tổng vốn hơn 11.000 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước khoảng 3.018 tỉ đồng, còn lại 5.323 tỉ đồng do nhà đầu tư huy động.

Cầu Cần Giờ hoàn tất sẽ giúp việc giao thông giữa Nhà Bè và Cần Giờ thuận tiện hơn khi không phải lụy phà Bình Khánh, tạo cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho 2 địa phương.

Những công trình giúp TP HCM hướng ra biển - Ảnh 2.

Phối cảnh cầu Cần Giờ (Sở GTCC cung cấp)

Ngoài 2 dự án này, mới đây Tập đoàn Vingroup có văn bản gửi UBND TP HCM, về phương án đầu tư tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP với huyện Cần Giờ. Dự án có điểm đầu ở đường Nguyễn Văn Linh (phường Tân Phú, quận 7). Điểm cuối nằm tại khu đất 39 ha tiếp giáp dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.

Tuyến đường sắt sẽ đi trên cao với chiều dài 48,5 km, hạ tầng thiết kế với tốc độ 250 km/h, tàu có thể chở 30.000 - 40.000 người hướng/giờ.

Dự án dự kiến được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) - loại hợp đồng BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh), tổng vốn đầu tư 102.370 tỉ đồng. Tập đoàn Vingroup sẽ thực hiện việc đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của mình và nguồn vốn huy động theo quy định của pháp luật, sở hữu và khai thác, vận hành dự án sau khi hoàn thành. Công trình dự kiến khởi công xây dựng từ năm 2026, vận hành thử, bàn giao dự án vào năm 2028.

Cũng giống như cầu Cần Giờ, tuyến đường sắt tốc độ cao đưa vào vận hành sẽ kết nối giao thông khu trung tâm TP với huyện Cần Giờ, góp phần phát triển du lịch, kinh tế cho địa phương.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo