xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗ lực đưa gia súc khỏi khu bảo tồn voi

Trần Thường

Tại Khu Bảo tồn (KBT) loài và sinh cảnh voi Quảng Nam (huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) đang bảo tồn 8 con voi và nhiều động vật hoang dã quý hiếm. Tuy nhiên, tình trạng chăn thả trâu bò của người dân địa phương đã gây ra sự xung đột với động vật rừng, tác động xấu tới hệ sinh thái tự nhiên.

Ông Mai Văn Dưỡng, Giám đốc Ban Quản lý KBT loài và sinh cảnh voi Quảng Nam, cho biết vào khoảng năm 1975 - 1976, nhiều hộ dân ở huyện Quế Sơn được vận động lên khu vực vùng lõi của KBT voi hiện nay để làm kinh tế mới. Quá trình sinh sống, họ trồng rừng, chăn thả gia súc để phát triển kinh tế. Đến khoảng năm 2000, nhà nước có chủ trương di dời các hộ dân ra khỏi vùng lõi KBT. Dù nhà dân đã được di dời ra bên ngoài nhưng việc chăn thả gia súc trong KBT vẫn được người dân duy trì nhiều năm qua. Hiện nay, trên địa bàn 2 xã Quế Lâm và Phước Ninh có khoảng 70 hộ đang chăn thả khoảng 1.000 con trâu, bò trong lâm phận KBT.

Việc chăn thả gia súc trong KBT gây tác động xấu tới hệ sinh thái rừng, gây ra sự cạnh tranh không gian sống và nguồn thức ăn đối với động vật hoang dã có móng guốc và voi rừng, làm ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh học và tạo tác động xấu đối với sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, tình trạng người dân ra vào, ở lại trong rừng gây nguy cơ cháy rừng, săn bắt động vật hoang dã, xung đột với voi rừng. Bên cạnh đó, Ban Quản lý KBT muốn triển khai trồng các loài thực vật để tạo nguồn thức ăn dồi dào cho đàn voi hoặc xây dựng các hồ muối khoáng cho voi uống… cũng không được, do gia súc quá nhiều nên chúng phá hoại.

Một số cá thể voi rừng được ghi nhận trong lâm phận Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng Nam ở huyện Nông Sơn. (Ảnh do khu bảo tồn cung cấp)

Một số cá thể voi rừng được ghi nhận trong lâm phận Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng Nam ở huyện Nông Sơn. (Ảnh do khu bảo tồn cung cấp)

Việc chăn thả gia súc trong lâm phận Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng Nam gây xung đột với động vật hoang dã

Việc chăn thả gia súc trong lâm phận Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng Nam gây xung đột với động vật hoang dã

Theo ông Dưỡng, việc chăn thả gia súc trong KBT là trái quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chăn nuôi gia súc được coi là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình tại đây. Ngoài ra, việc chăn thả gia súc diễn ra từ trước khi thành lập KBT nên cấm đoán tuyệt đối việc chăn thả gia súc của người dân là khó khả thi. Qua các lần làm việc, người dân cơ bản thống nhất đưa gia súc ra khỏi KBT. Tuy nhiên, ngoài lâm phận KBT, không có điểm chăn thả tập trung quy mô lớn, trong khi số lượng gia súc khá nhiều, một số hộ nuôi cả trăm con.

Mới đây, Hội đồng Quản lý đa ngành huyện Nông Sơn đã tổ chức diễn đàn đối thoại với các hộ chăn thả ra súc trong KBT. Đây là hoạt động được hỗ trợ kỹ thuật bởi Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ.

Diễn đàn đối thoại hướng tới việc làm rõ những mâu thuẫn và xung đột giữa tình trạng chăn thả gia súc của các hộ gia đình tại xã Phước Ninh và Quế Lâm trong lâm phận KBT với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Đối thoại đa phương nhằm tìm ra tiếng nói chung, sự đồng thuận và hợp tác toàn diện để giải quyết những mâu thuẫn và xung đột. Đồng thời, thông qua buổi đối thoại, các bên đã thảo luận giải pháp hỗ trợ bền vững cho nhóm cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng trong vùng đệm KBT, đề ra lộ trình thực hiện và vai trò tham gia của các bên có liên quan.

Qua đối thoại, các hộ dân cam kết thời gian tới sẽ không tăng đàn gia súc, đồng thời mỗi năm sẽ giảm 10% tổng số đàn. Những hộ có số lượng gia súc nhỏ lẻ dưới 10 con, có đất làm chuồng, trồng cỏ sẽ được hỗ trợ sớm đưa ra khỏi lâm phận KBT. Phòng Nông nghiệp và Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp huyện Nông Sơn cam kết sẽ hỗ trợ làm chuồng trại, kỹ thuật trồng cỏ và dịch vụ thú y cho các hộ dân. Theo lộ trình, trong 10 năm tới, toàn bộ gia súc chăn thả trong KBT sẽ được đưa hết ra ngoài.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn, cho biết bên cạnh thực hiện lộ trình di dời đàn gia súc ra khỏi KBT, chính quyền địa phương cũng tính đến việc hỗ trợ sinh kế, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo