xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

200 triệu mua lòng tự trọng

Hoài Phương

Đà Nẵng chuẩn bị ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tự nguyện nghỉ công tác để dành ghế cho cán bộ trẻ.

Theo dự thảo nghị quyết nói trên do Sở Nội vụ soạn thảo, đối tượng áp dụng là cán bộ chủ chốt (cấp trưởng, cấp phó) Thành ủy, HĐND, UBND TP; cấp trưởng, cấp phó các cơ quan, đơn vị thuộc khối Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp TP thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.

Ngoài hưởng chế độ trợ cấp theo quy định hiện hành, khi cán bộ (tuổi đời trên 55 tuổi đối với nam hoặc trên 50 tuổi đối với nữ) tự nguyện nghỉ công tác sẽ được hỗ trợ thêm một khoản kinh phí khác.

Mức hỗ trợ cao nhất là 200 triệu đồng/trường hợp, mức kế tiếp là 180 triệu đồng/trường hợp, thấp nhất là 100 triệu đồng/trường hợp.

Nguồn kinh phí hỗ trợ được lấy từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn thu hợp pháp của cơ quan, đơn vị đó.

Nhiều người khen đây là cách làm sáng tạo, phù hợp. Bởi nếu không làm như vậy thì không có biên chế trống và vì thế không tuyển được người tài làm việc cho nhà nước.

Nhưng chúng tôi cho rằng cách làm này của Đà Nẵng - và một số địa phương khác (có nơi chi hỗ trợ đến 300 triệu đồng/trường hợp) - là ngược đời.

Ngược đời bởi đặt vào tổng thể chung, trong lúc đang bàn tính việc nâng tuổi hưu (ví dụ với nam từ 60 lên 62), cũng một phần vì lo "vỡ" quỹ lương hưu, thì ở đây lại động viên về hưu sớm, "cho tiền" để về hưu.

Ngược đời là ở chỗ: ai năng lực không đáp ứng công việc mà đã đến tuổi nghỉ hưu hoặc phải nghỉ hưu sớm đều sẽ được lãnh một khoản tùy vào sự đóng góp của người đó trong quá trình công tác, tại sao phải trả thêm? Mà nên nhớ tiền "động viên" này là lấy từ ngân sách, tức là tiền của dân. Anh làm không được việc, người dân chưa đuổi cổ anh là may, ở đó còn đòi lấy tiền dân để thưởng cho anh về?

Ngược đời ở điểm này nữa: Cán bộ lãnh đạo còn 1-2 năm là đến tuổi hưu thì thường làm việc cà rịch cà tang; chuyện lớn không dám quyết, chuyện nhỏ thì không mó tay vào. Thường trong giai đoạn "hoàng hôn nhiệm kỳ" đó chẳng làm gì mấy, chờ tới ngày an trí thôi, thậm chí lắm người còn ký quyết định bổ nhiệm, đề bạt hàng loạt cho phe cánh, "đệ tử" của mình. 1-2 năm làng nhàng đó, anh làm gì cho nước, cho dân mà được trả những 200 triệu?

Ngược đời còn thể hiện ở tính biện chứng yếu ớt khi đặt vấn đề. Lấy gì đoan chắc là cán bộ trẻ sẽ tốt hơn, giỏi hơn cán bộ "già"? Bản chất câu chuyện là do địa phương không quyết liệt thực hiện tinh giản biên chế chứ chẳng phải thiếu biên chế dẫn tới thiếu "đất" cho người tài. Cắt giảm 30% cán bộ "sáng cắp ô đi, tối cắp về" thì sẽ thừa chỗ, vừa đỡ tiền nuôi cán bộ dỏm vừa không tốn tiền trăm triệu để động viên ai đó nghỉ hưu sớm.

Mà cán bộ ở ta mấy ai tự nhận mình yếu kém đâu! Ai cũng nghĩ mình xứng đáng tại vị đến cuối ngày cả, cho nên nếu chịu nhận tiền động viên mà về sớm thì có khác nào tự thừa nhận mình "hết đát". Vì vậy, 200 triệu chưa hẳn sẽ "mua" được lòng tự trọng của nhiều người.

Đó là không kể tới những trường hợp mua ghế, bán ghế chưa bị lộ. Nạn chạy chức, chạy quyền được thừa nhận là vẫn còn nhức nhối. Mà chỉ một trăm, hai trăm triệu chạy ghế thì không ăn thua, phải nhiều hơn thế gấp bội thì mới gọi "nhức nhối" chứ!

Nói chung, đây là một chính sách dẫu chưa thực thi nhưng đã thấy thất bại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo