xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải rõ địa chỉ trách nhiệm, thưa Bộ trưởng Giao thông Vận tải!

ĐOÀN QUANG HUY

Con số thiệt hại từ các dự án BOT giao thông cần phải có cá nhân, đơn vị cụ thể chịu trách nhiệm rõ ràng, không thể chung chung theo kiểu "tự nhận khuyết điểm và xin rút kinh nghiệm" như hiện nay!

Trong văn bản báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triển khai hệ thống thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng gần đây nhất, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã tự nhận "nghiêm khắc phê bình, rút kinh nghiệm" về việc không bảo đảm thực hiện đúng tiến độ.

Khái niệm thu phí không dừng đã bắt đầu được đề xuất từ cách đây gần 20 năm, chính thức lập dự án triển khai bắt buộc cũng đã hơn chục năm, nhưng tới thời điểm hiện nay mới chỉ đạt chưa tới 30% trong tổng số 93 trạm thu phí BOT đang còn hoạt động trên cả nước.

Cứ gần tới mốc thời gian bắt buộc thì lại có một loạt lý do được chủ đầu tư dự án BOT đưa ra để trì hoãn, kéo dài và điệp khúc này được lặp đi lặp lại đến nay cũng cả chục lần.

Với dự án bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với các phương tiện tham gia kinh doanh vận tải, dự án chỉ kéo dài chưa tới 3 năm với hàng triệu phương tiện, nhưng vẫn cán mốc đúng lộ trình, bởi nếu không lắp đặt đúng thời hạn, chủ phương tiện sẽ bị phạt nặng đồng thời cấm kinh doanh. Vậy tại sao không thể áp dụng được đối với các dự án BOT giao thông hiện nay?

Theo kết quả vừa được công bố của Kiểm toán Nhà nước đối với kết quả kiểm toán 9 dự án BOT giao thông trong năm 2019, đã kiến nghị xử lý gần 1.000 tỉ đồng cũng như đề nghị rút ngắn thời gian thu phí các dự án lên đến hơn 50 năm. Đây mới chỉ là kết quả kiểm toán của 9 dự án trong tổng số gần 100 dự án BOT đang hoạt động trên cả nước. Nếu cơ quan kiểm toán không vào cuộc hoặc không công tâm thì số tiền này lại được đổ lên đầu các chủ phương tiện tham gia giao thông và ai là người phải chịu trách nhiệm? Không thể cứ sau mỗi sai phạm được chỉ ra thì biện pháp duy nhất chỉ là đề nghị xử lý số tiền sai phạm hoặc cắt giảm thời gian thu phí.

Kê khống, khai gian ở các trạm thu phí BOT không còn mới cũng như đã bị phanh phui ở các lần thanh tra, kiểm tra trước đây, nên dự án thu phí không dừng có thể nói là biện pháp cấp thiết hiện nay để ngăn chặn phần nào sự gian lận này, nhưng liên tục bị trì hoãn và tới thời điểm này vẫn chưa có một đơn vị hay cá nhân cụ thể nào phải nhận hình thức xử lý nghiêm khắc của pháp luật. Vì vậy động thái tự nhận "nghiêm khắc phê bình, rút kinh nghiệm" của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, cũng như một số cơ quan liên quan thuộc Bộ GTVT thời gian vừa qua có lẽ là hình thức "kỷ luật" nặng nhất tới thời điểm hiện nay (?).

Sắp tới đây, Tập đoàn Viettel cùng các liên doanh sẽ thay thế cho chủ dự án cũ là VTEC để thực hiện tiếp dự án. Lại phải bắt tay làm lại từ đầu. Thời gian trôi qua một ngày thì thiệt hại tăng thêm, do không có gì để bảo đảm các chủ đầu tư các dự án BOT không khai gian doanh thu cũng như sử dụng các chiêu trò để đối phó về số lượng doanh thu thực tế với số lượng doanh thu khai báo. Con số thiệt hại này cần phải có cá nhân, đơn vị cụ thể chịu trách nhiệm rõ ràng, không thể chung chung theo kiểu "tự nhận khuyết điểm và xin rút kinh nghiệm" như hiện nay nữa. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo