xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trục lợi đất công - tội khó dung thứ!

Nguyễn Đức

(NLĐO) - Giá trị đất ở TP HCM là "tấc đất, tấc vàng". Mới thanh tra 10 đơn vị đã "lòi" ra 26 khu đất bị bỏ không, nếu thanh tra hết thì con số này là bao nhiêu?

Thanh tra TP HCM mới đây cho biết chỉ qua thanh tra 10 đơn vị đang quản lý, sử dụng đất công, trong 103 khu đất vi phạm quy định về sử dụng đất thì có đến 26 khu đất để trống, không quản lý.

Trục lợi đất công - tội khó dung thứ! - Ảnh 1.

Ảnh: PHẠM DŨNG

Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) được giao quản lý 6.300 ha đất, nhà, trong đó khối Văn phòng tổng công ty là 38 nhà, 3 công ty con quản lý gần 6.000 ha. Ông Lê Tấn Hùng, Tổng giám đốc Sagri, thừa nhận có đến 17 ha đất trong số này bị bỏ hoang, đó là chưa kể một số trường hợp giao khoán cho các hộ dân sử dụng không đúng mục đích.

 Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên (Sawaco) được giao quản lý, sử dụng 233 nhà đất. Qua thanh tra, xác định có 29 nhà đất do Sawaco quản lý có vấn đề.

Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn cũng bị thanh tra TP HCM chỉ ra là một trong những doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) lãng phí đất công, trong đó có khu đất 24.000 m2, mặt tiền 200 m nằm ở đường Kinh Dương Vương (quận Bình Tân) của một công ty con bỏ hoang mấy năm qua.

Ai cũng biết, giá trị đất ở TP HCM là "tấc đất, tấc vàng". Mới thanh tra 10 đơn vị đã "lòi" ra đến 26 khu đất bị bỏ không, nếu thanh tra hết các đơn vị được nhà nước giao quản lý đất công thì con số khu đất bỏ hoang, sử dụng trái mục đích, vi phạm luật đất đai sẽ là bao nhiêu?

Nếu nhân rộng ra cả nước, sẽ có bao nhiêu tài sản công của Nhà nước bị bỏ hoang, bị sử dụng không đúng mục đích?

Tình trạng lãng phí đất công của các DNNN đã kéo dài nhiều năm qua, gây lãng phí, thất thoát tài sản Nhà nước rất lớn. Dư luận đặt vấn đề về sự câu kết, lợi ích nhóm trong việc giao tài sản công cho các DNNN không phải là không có lý. Bởi lẽ rất nhiều DNNN làm ăn không hiệu quả nhưng lại được giao rất nhiều đất, có những khu đất vàng trị giá lến đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng, giao nhiều đến mức sử dụng không hết, bỏ hoang hoặc đem cho tư nhân thuê lại với giá bèo bọt.

Trách nhiệm trước hết thuộc về người đại diện chủ sở hữu ở các DNNN. Kế đến là trách nhiệm của người có thẩm quyền ký quyết định giao đất, giao tài sản công cho các DNNN. Bởi lẽ, hơn ai hết, người có thẩm quyền ký giao tài sản công cho DNNN phải quản lý, theo dõi và kiểm soát được tài sản được giao, DNNN có quản lý, khai thác đúng công năng, có hiệu quả hay không. Không thể ký giao một khối tài sản hàng chục, thậm chí hàng trăm, ngàn tỉ đồng mà không biết gì về tình trạng quản lý sử dụng.

Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có các tội danh liên quan đến việc giao tài sản, đất đai của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí như: Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (điều 219); Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (điều 229). Hai cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố về các tội danh này. Như vậy, cần phải gọi đích danh việc lãng phí tài sản công, nhất là tài sản là đất đai của nhà nước là tội phạm, là tội ác.

Đó là chưa nói đến việc các DNNN được giao đất công, đến khi cổ phần hóa thì định giá bèo bọt, tài sản như cho không tư nhân. Có những khu đất thuộc DNNN khi cổ phần hóa được định giá chỉ vài tỉ, vài chục tỉ, nhưng khi sang sở hữu tư nhân thì giá đất lên đến hàng trăm tỉ, hàng ngàn tỉ đồng. Để dịch chuyển tài sản từ nhà nước sang tư nhân với món lợi khổng lồ, không thể một mình cá nhân là người ngoài Nhà nước tự trục lợi mà chắc chắn có sự tiếp tay của người bên trong. Đó là điều ai cũng thấy, chỉ có người trong cuộc là "không thấy" hay cố tình không thấy.

Vì vậy, để tài sản công không tiếp tục bị thất thoát, bị lãng phí, chảy sang túi của những "tư bản thân hữu", ngoài việc hoàn thiện chính sách pháp luật về hình sự, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DNNN, Luật quản lý tài sản công, cơ quan có thẩm quyền cần xử lý mạnh tay, khởi tố, xét xử đối với các đại diện chủ sở hữu tại DNNN, các cá nhân có thẩm quyền ký giao tài sản nhà nước dẫn đến lãng phí, thất thoát.

Người dân không thể, không chấp nhận, không tha thứ nếu tiếp tục để chảy máu tài sản công của nhà nước, cũng là tài sản của nhân dân, sang sở hữu của một nhóm cá nhân chỉ vì lợi ích nhóm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo