xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ở quê có KCN, công nhân vẫn quyết bám trụ lại các thành phố lớn

Thanh Nga - Huỳnh Như

(NLĐO) - Dù hồi hương không lo thiếu việc làm, song nhiều công nhân vẫn quyết bám trụ thành phố vì cho rằng có nhiều cơ hội hơn

Nằm trong diện cắt giảm lao động hồi tháng 5-2023, do doanh nghiệp thiếu đơn hàng, dù rất khó khăn mới tìm được công việc mới, song anh Nguyễn Văn Thanh (quê Cà Mau) vẫn quyết định bám trụ thành phố. Trong khi tại quê nhà của anh có 4 khu công nghiệp (KCN) và kinh tế, người lao động hồi hương không lo thiếu việc làm. 

Anh Thanh cho biết ở lâu thành ra mến và đó là nguyên do khiến anh luỡng lự nên ở hay về. "KCN gần nhà tôi nhất cũng cách đó 40 km, vẫn tiếp tục điệp khúc ở trọ, còn nếu sáng đi làm, chiều về thì tiền xăng xấp xỉ tiền thuê trọ. Nhiều người cho rằng ở thành phố chi phí đắt đỏ, thu nhập không đủ sống nhưng theo tôi, biết tích lũy vẫn không đến nỗi quá khó khăn" – anh Thanh nói.

Ở quê có KCN, công nhân vẫn quyết bám trụ lại các thành phố lớn- Ảnh 1.

Quê nhà không lo thiếu việc làm, nhiều công nhân vẫn quyết bám trụ thành phố vì cho rằng có nhiều cơ hội hơn. Ảnh: HUỲNH NHƯ

Gần 35 tuổi, chị Huỳnh Thị Ngọc Diễm (quê Bến Tre) đã có hơn 10 năm xa nhà đến TP HCM lập nghiệp. Chi Diễm là công nhân của Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân) với mức thu nhập khoảng 8 - 9 triệu đồng/tháng, chồng chị chạy xe công nghệ. Hai vợ chồng hiện vẫn đang ở nhà thuê, hai con gái gửi ở quê nhờ ông bà ngoại chăm sóc. Nhớ con nên nhiều lần vợ chồng chị định về quê tìm việc làm, bởi nhà chị  cách KCN Giao Long (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) chỉ 30 km. Nhưng sau khi cân nhắc, anh chị vẫn quyết định bám trụ thành phố.

Chị Diễm cho rằng về quê, có thể gần gũi con nhưng vẫn phải ở trọ để thuận tiện tăng ca. Nếu không tăng ca thì thu nhập rất thấp cũng không đảm bảo cuộc sống. "Mặt khác, chồng tôi đã 41 tuổi, khó có cơ hội việc làm hơn. Ở quê mà không có ruộng đất, nếu không vào công ty thì cũng chẳng biết làm gì để sống. Vì vậy, chúng tôi quyết định ở lại cố gắng làm việc, tích lũy để có số vốn rồi mới tính tiếp" – chị Diễm nói.

Ở quê có KCN, công nhân vẫn quyết bám trụ lại các thành phố lớn- Ảnh 3.

Ở thành phố thu nhập cao hơn nhiều so với tại quê nhà, là một trong những nguyên do níu chân người lao động gắn bó. Ảnh: HUỲNH NHƯ

Tương tự, sau thời gian quyết định về quê vào cuối năm 2021, anh Nguyễn Thanh Phong (quê An Giang) đã trở lại thành phố mưu sinh. Hiện anh đang làm công việc giao hàng cho một đại lý phụ tùng ô tô với mức lương 280.000 đồng/ngày. Anh Phong trước là công nhân của Công ty TNHH sản xuất thương mại Nhựa Chợ Lớn (quận 8, TP HCM). Thời điểm dịch COVID-19, công ty anh bị ảnh hưởng nên rơi vào khó khăn, không trụ được, anh Phong quyết định về quê. Nhưng sau hơn nửa năm không có việc làm, chỉ ở nhà phụ cha mẹ rồi ai kêu gì làm nấy.

Khi ấy anh cũng đến tìm việc làm ở một số công ty ở KCN Bình Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) cách nhà khoảng 5 0km nhưng không tìm được việc làm. Cuối cùng, quay lại thành phố sống. "Chi phí tại TP HCM khá cao nhưng dễ xin việc hơn. Nếu không vào công ty thì tôi có thể làm việc tự do như chạy xe ôm công nghệ, phụ bán quán ăn hay giao hàng như hiện tại"- anh Phong bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo