xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các luật sư phản bác khoản tiền “lại quả” 28 tỉ đồng mua ụ nổi

Bài và- ảnh: Nguyễn Quyết

(NLĐO)- Trong phần bào chữa tại phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm sáng nay 14-12, các luật sư cho rằng những chứng cứ điều tra chưa chứng minh được 28 tỉ đồng là tiền tham ô; chưa chứng minh được Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc nhận tiền và đề nghị điều tra lại về việc này.

img
Luật sư Trần Đình Triển cho rằng vụ án có dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng, đề nghị tòa trả hồ sơ để điều tra lại. Ảnh: Nguyễn Quyết (chụp qua màn hình)

Bước sang ngày thứ 3, sáng nay 14-12, phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư. 

Trước đó, 3 luật sư bào chữa cho Dương Chí Dũng tập trung chứng minh thân chủ của mình không tham ô, những chứng cứ chưa đủ để cáo buộc tội danh này.

Luật sư Ngô Ngọc Thủy lập luận với tư cách là Chủ tịch HĐQT Vinalines, bị cáo Dương Chí Dũng không phải là người quản lý tài sản của tổng công ty này. Toàn bộ tài sản là do tổng giám đốc và các phòng, ban của Vinalines quản lý. Ngoài ra, HĐQT của Vinalines lúc có 5, lúc có 7 người, đây là tập thể làm ra các nghị quyết để tạo chủ trương cho việc xây dựng dự án phải có trách nhiệm chứ không chỉ có bị cáo Dũng và Mai Văn Phúc phải chịu tội. Luật sư Thủy đề nghị tòa tuyên bố không đủ căn cứ buộc bị cáo Dũng tội tham ô tài sản.

Bổ sung, luật sư Trần Đình Triển cho rằng vụ án có dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng khi cáo trạng nói cơ quan điều tra đã đề nghị phía Singapore tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã vội vàng kết tội.

“Nếu sau này có kết quả, Công ty AP và người chuyển tiền về Việt Nam cho rằng khoản 1,66 triệu USD đó là tiền đầu tư thật thì sao? Các nước ASEAN có hiệp định tư pháp, sao lại không làm mà vội vàng buộc tội và đề nghị mức án cao nhất như vậy?” - luật sư Triển đặt câu hỏi.

“Vinalines mua ụ nổi này bằng vốn vay ngân hàng, nếu họ không trả được thì là chuyện của họ với ngân hàng. Việc mua hớ, mua đắt cũng có thể khởi kiện theo các quy định về thương mại quốc tế để có thể đòi lại quyền lợi, tại sao lại phải vội vàng khởi tố hình sự?” luật sư Triển tiếp tục biện luận về nguồn gốc số tiền mà thân chủ và đồng phạm đã “nướng” vào ụ nổi No83M. Luật sư Triển đề nghị tòa trả hồ sơ để điều tra lại.

Đến phần bào chữa cho bị cáo Mai Văn Phúc, luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng phần luận tội của VKSND TP Hà Nội không đưa vào những tình tình tiết đã được làm rõ trong 2 ngày xét xử vừa qua.  Không nên vì quá gấp rút tập trung vào nhiệm vụ phòng chống tham nhũng mà bỏ qua những quy trình tố tụng để làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo.

Cũng theo vị luật sư này, viện kiểm sát chỉ căn cứ vào lời khai của Trần Hải Sơn để buộc tội các bị cáo khác, song nhân chứng đưa ra để chứng minh lời khai của bị cáo Sơn là có cơ sở lại toàn là người thân của bị cáo Sơn như em gái, em rể. Trong khi chính em gái bị cáo Sơn cũng có lúc khai không thống nhất trong quá trình xét hỏi.

Sáng nay, luật sư Trần Đình Hưng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Trần Hải Sơn cũng cho rằng vụ án đang thiếu rất nhiều chứng cứ, những chứng cứ có thì yếu. “Cơ quan tố tụng cáo buộc Trần Hải Sơn tội cố ý làm trái nhưng trong cáo trạng lại không có những chứng cứ. Chẳng hiểu vì sao bị cáo vẫn phải nhận tội. Đề nghị hội đồng xét xử xem xét lại” - luật sư này nêu.

“Về tội tham ô của Trần Hải Sơn, chúng tôi không nghĩ 1,66 triệu USD là có thật. Đây mới là toàn cục của vụ án. Thế nhưng, cơ quan tố tụng chưa xem xét giai đoạn số tiền đó là của ai. Bị cáo Trần Hải Sơn nói chỉ rút tiền để chia cho Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc nhưng tiền Công ty AP gửi cho Công ty Phú Hà. Chưa liên quan đến Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thì không thể nào nói đó là tham ô được” - luật sư này đặt vấn đề.

"Cơ quan chưa làm rõ, vì sao Công ty  AP gửi tiền mà Trần Hải Sơn chỉ chia tiền cho 2 người mà không phải những người khác. Bản chất của vụ việc cơ quan công tố chưa làm rõ, chứng cứ đưa ra lại yếu" - luật sư Hưng nói.

Còn luật sư Nguyễn Đình Khỏe bào chữa cho bị cáo Trần Hữu Chiều thì đề nghị cơ quan công tố cần cụ thể hóa cá nhân bị cáo vi phạm gì. Việc mua ụ nổi Chiều không thể quyết định được vì còn có tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT. Chiều chỉ vi phạm khi đi khảo sát ụ nổi về có báo cáo thực tế tình trạng ụ nổi nhưng bị sếp chỉ đạo phải mua bằng được. 

"Về hành vi tham ô tài sản, việc chuyển như thế nào, rút ra làm sao, chia như thế nào bị cáo không hề hay biết. Kết luận điều tra nêu rõ, bị cáo Chiều không tham gia việc chia tiền. Việc Chiều nhận 340 triệu không có chỉ đạo chia tiền cho Chiều. Sơn nói với Chiều, anh nhận ít quà bồi dưỡng và không nói đó là số tiền trong số 1,66 triệu USD. Như vậy, tiền này là Sơn cho Chiều đâu phải tiền “lại quả” trong thương vụ mua ụ nổi?" - luật sư Khỏe nói.
 
Luật sư Phạm Thuý Kiều, bào chữa cho Mai Văn Khang, cho rằng bị cáo đi công tác không được phân chia về nhiệm vụ của từng người. Bị cáo này có phiên dịch tiếng Pháp và tiếng Anh, kiểm tra sơ bộ về ụ nổi. Trong nhiệm vụ báo cáo, bị cáo Khang chỉ đọc bản báo cáo khảo sát của bị cáo Sơn đã ký nháy. Bằng ý kiến chủ quan, bị cáo Khang cũng ký nháy vào bản báo cáo khảo sát đó. Bị cáo Khang chỉ thực hiện chức năng được lãnh đạo phân công và không sai. 

Luật sư Trần Hồng Phúc, đại diện các luật sư bào chữa cho các bị cáo ở đồn Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, cho rằng truy tố các bị cáo này là oan ức vì chỉ làm đúng chức trách của mình. Quá trình diễn biến tại tòa không hề được VKSND ghi nhận vào quan điểm luận tội, gần như không có sự thay đổi nào khác vì không làm đúng về tinh thần cải cách tư pháp. "Trong quan điểm luận tội, có 2 khác biệt so với văn bản truy tố là các bị cáo của chúng tôi đồng loạt thay đổi lời khai; chứng cứ vẫn giữ nguyên luận điểm cho rằng các bị cáo đã vi phạm những quy định về ngành hải quan. Điều 11 và 15 của Hải quan không liên quan mà là quy định của Luật Hàng hải 2002. Đề nghị VKS minh xác lại vấn đề này" - luật sư này nói.

Theo luật sư Phúc, việc VKSND TP Hà Nội luận tội, buộc các bị cáo án từ 6-8 năm tù khiến các luật sư thật sự “sửng sốt”. Không có văn bản nào trong lĩnh vực Hải quan mà thân chủ vi phạm. Khi Vinalines làm thủ tục nhập khẩu thì thời điểm này căn cứ vào hệ thống văn bản pháp luật Hải quan và Luật Hải quan, Nghị định 154 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra, giám sát Hải quan và một số thông tư và Quyết định của Tổng cục Hải quan.

"Quan điểm luận tội của VKSND không có sự thay đổi nào, phải chăng chưa có sự tìm hiểu kỹ càng về quy trình Hải quan? Ụ nổi No. 83M đã được phần mềm máy tính tự động phân luồng vào luồng đỏ và không cần phải kiểm tra. VKS cũng không hề căn cứ vào kết quả giám định để buộc tội 3 bị cáo" - luật sư Phúc nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo