xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ném đá trên mạng đối với lực lượng công an là không công bằng

LÊ PHONG - PHẠM DŨNG

(NLĐO) - Lãnh đạo Công an TP HCM cho biết sự việc các “hiệp sĩ” bị đâm xảy ra quá nhanh, chỉ 13 giây, ngay sau đó đối tượng lên xe tẩu thoát. Lực lượng công an đã dồn hết lực lượng để nhanh chóng phá án

Sáng 15-5, thiếu tướng Phan Anh Minh, đại diện Ban Giám đốc Công an TP HCM chủ trì buổi họp báo thông tin vụ 2 "hiệp sĩ" bị đâm chết trên đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3, vào tối 13-5.

Đến dự có ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND TP HCM và lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự đã trực tiếp thông tin phá án đến lãnh đạo TP HCM. Công an TP HCM đã bắt khẩn cấp Nguyễn Hồng Châu Phú (SN 1994, ngụ huyện Hóc Môn, TP HCM) và Nguyễn Tấn Tài (SN 1994, ngụ quận 12, TP HCM). Công an TP HCM thu giữ chiếc xe dùng để gây án của 2 kẻ sát nhân.

Công an TP HCM họp báo vụ sát hại hiệp sĩ - Ảnh 1.

Thiếu tướng Phan Anh Minh chủ trì buổi họp báo

Ngay sau khi xảy ra vụ trọng án, thiếu tướng Phan Anh Minh đã chỉ đạo công an nhiều quận, huyện tập trung lực lượng phá án nhanh.Đến ngày 14-5, Công an TP HCM triệu tập Phú nhưng Phú nhất quyết không khai, đồng thời cung cấp chứng cứ ngoại phạm. 

Tuy nhiên, qua đấu tranh Phú đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội.Phú khai: Tối 13-5, Phú gọi điện thoại cho Tài nhưng Tài không nghe máy sau đó Tài gọi lại, đồng ý đi trộm xe với Phú. Cả hai rảo qua nhiều tuyến đường từ quận 10 về quận 3 và phát hiện một chiếc xe SH tại một cửa hàng trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 3 nên Phú dừng xe để Tài xuống trộm.

Lúc này đội "hiệp sĩ" Tân Bình vây bắt nên Tài rút dao tấn công các hiệp sĩ; sau đó, Phú chở Tài chạy mất hút theo hướng ngã sáu Vòng xoay Dân Chủ (quận 3).Sau khi Phú sa lưới, Tài lẩn trốn nhiều nơi và bị Công an TP HCM bắt trên đường Phạm Văn Chiêu, phường 9, quận Gò Vấp. Hiện Công an TP HCM đang tiếp tục làm rõ vụ việc và thu giữ phương tiện gây án là một xe Exciter màu đỏ đen.

Anh Nguyễn Văn Thôi (SN 1976, quê Bình Định) và anh Nguyễn Hoàng Nam (SN 1989, ngụ quận Gò Vấp) đã tử vong tại bệnh việnCác "hiệp sĩ" Trần Văn Hoàng (SN 1971, ngụ quận Tân Bình), Nguyễn Đức Huy (SN 1996, ngụ quận Tân Phú) và Đinh Phú Quý (SN 1996, ngụ huyện Củ Chi) bị thương nặng, đang được theo dõi. Ông Hoàng được điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115, 2 anh Huy và Quý được điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất.    

Công an TP HCM họp báo vụ sát hại hiệp sĩ - Ảnh 2.

Công an TP HCM đang khám nghiệm vết tích trên xe. - Ảnh: Lê Phong


Công an TP HCM họp báo vụ sát hại hiệp sĩ - Ảnh 3.

Công an TP HCM tổ chức họp báo

Sáng 15-5, các đơn vị phòng nghiệp vụ Công an TP HCM tiến hành khám xét nhà riêng nghi can Nguyễn Tấn Tài (còn gọi là Tài "mụn", ngụ phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP HCM) và đồng bọn tên Phú.

Hiện Công an TP HCM đang làm thủ tục đề nghị công nhận liệt sĩ đối với 2 "hiệp sĩ" đã tử vong. Ngoài ra, Tổng Cục chính trị đang chủ trì, lập hồ sơ chuyển Bộ Lao động, thương binh và Xã hội công nhận liệt sĩ. "Phải nói Công an TP HCM và nhân dân ghi nhận công lao của nhóm "hiệp sĩ" này, đã phá án, bắt giữ nhiều đối tượng, băng nhóm tội phạm và được nhiều giấy khen. Công an TP HCM đang cố gắng xem xét hoàn cảnh gia đình của các "hiệp sĩ" để đảm bảo việc học hành cho con các "hiệp sĩ" đến lúc trưởng thành, đảm bảo cha mẹ già được chăm sóc đầy đủ"- thiếu tướng Phan Anh Minh thông tin.

Công an TP HCM muốn nói thêm một số thông tin chưa phù hợp xuất hiện trên mạng xã hội. Thiếu tướng Phan Anh Minh thông tin, sáng 14-5, Công an huyện Hóc Môn đã tạm giữ Phú; tuy nhiên, chưa thu giữ được tang vật gây án và Phú không nhận tội nên chưa thể thông tin. Sau đó, Công an TP HCM thu giữ được xe Exciter mang biển kiểm soát giả. 

Cái chết của các "hiệp sĩ" là hậu quả đau thương, mất mát không chỉ đối với gia đình các nạn nhân mà còn gây phẫn uất đối với người dân thành phố cũng như lãnh đạo ngành công an. "Chúng tôi đã dồn hết lực lượng tham gia phá án nhanh chóng để phần nào làm dịu lại nỗi đau thương này. Qua đây, Công an TP HCM cũng thông tin đầy đủ để giải tỏa những vấn đề lệch lạc", ông Minh thanh minh. Về mô hình "hiệp sĩ" đường phố tham gia bắt cướp, về mặt pháp lý Công an TP HCM không tìm thấy quy định nào đề cập về vấn đề này. Qua đây, Công an TP HCM nghiên cứu, kiến nghị các ngành chức năng ban hành quy định rõ ràng để có cơ sở quản lý. Những người tham gia bắt cướp cần được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, tâm lý tội phạm. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý là không phải mọi "hiệp sĩ" đều có quyền bắt giữ người phạm tội. Trong vụ án đau lòng này, các "hiệp sĩ" đã không lường hết hậu quả xảy ra.

"Trong 2 ngày vừa qua, tôi nhận được nhiều tin nhắn, cuộc gọi có ý trách móc về những vấn đề như công an phường 2, quận 3 không giúp đỡ các nạn nhân. Cũng cần nói cho rõ để nhân dân được hiểu, sở dĩ Công an phường 2, quận 3 có mặt là do hỗ trợ Công an phường 10, quận 3  ngăn chặn những hành vi mê tín, dị đoan tại nghĩa trang gần đó đang giải tỏa. 

Khi một chiến sĩ công an phường 2 nhận được tin báo của người dân đã cử một bảo vệ dân phố đến Công an phường 10 trình báo; tuy nhiên, lúc này các chiến sĩ công an đã có mặt, đưa nạn nhân đến bệnh viện. Sự việc xảy ra quá nhanh chóng chỉ 13 giây và hung thủ lên xe tẩu thoát nhanh chóng", ông Minh nói. 

Hiện trường vụ án được Công an quận 3 bảo vệ nghiêm ngặt, khám nghiệm hiện trường. Ngoài ra, từ khi vụ hỗn chiến ở đường Trường Sa (quận 3), đồng chí Kim Lý (Phó Trưởng Công an quận 3) hầu như tập trung toàn bộ thời gian phá vụ án ở đường Trường Sa và không có thời gian gặp mặt vợ con. Khi xảy ra vụ "hiệp sĩ" bị đâm chết, đồng chí Kim Lý tiếp tục dốc sức lực cùng đồng đội phá án. Việc ném đá trên mạng đối với lực lượng công an, cho rằng thiếu trách nhiệm là không công bằng, cần nhìn nhận khách quan, đúng đắn"- thiếu tướng Phan Anh Minh giải thích.

Theo thiếu tướng Minh, chúng ta cần nhìn nhận mô hình "hiệp sĩ" còn bất cập như chưa được công nhận, chưa có quy chuẩn. Các "hiệp sĩ" không được sử dụng công cụ hỗ trợ và nếu sử dụng là vi phạm pháp luật. Về nguyên tắc, người dân có trách nhiệm bảo vệ tài sản, người dân được quyền tự vệ. Công an luôn cần được sự hỗ trợ kể cả hành động, thông tin từ người dân. Nếu công an trên toàn quốc giả định rằng cần người dân hỗ trợ thì nhận định công an bất lực là không logic. Chúng ta không chỉ có chuyện phòng chống tội phạm, an ninh trật tự mà trong mọi hoạt động cần có sự hỗ trợ của người dân. Do vậy, cần có quy chế, đào tạo cho người dân trong khi xã hội còn nhiều tồn tại.

Nhận xét về việc Công an TP HCM đã tăng cường nhiều lực lượng để đảm bảo an ninh cho người dân, thiếu tướng Phan Anh Minh nói theo thống kê của Công an TP HCM số liệu cướp giật có lúc tăng, lúc giảm nhưng xu hướng chung trên tổng thể thì giảm. Tuy nhiên, giảm cũng rất khó khăn, giảm về tính chất nhưng vẫn còn rất nhiều vụ cướp giật. Trước đây có cướp có vũ trang nhưng gần đây đã không còn loại tội phạm này. Dù vậy, nhiều vụ cướp sẵn sàng ra tay dã man, chống trả khi bị truy đuổi vẫn diễn ra.

"Tôi thừa nhận tình trạng an ninh tại thành phố còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Phải giải quyết căn cơ nguyên nhân phát sinh tội phạm, còn việc trấn áp chỉ là giải quyết phần ngọn. Tỉ lệ người nghiện ma túy là nguyên nhân phát sinh tội phạm cướp giật nhưng hiện nay chính sách pháp luật về người nghiện không được như xưa. Vấn đề người nghiện ma túy, sử dụng ma túy tổng hợp cần phải được quan tâm, giải quyết căn cơ hơn" -thiếu tướng Minh thẳng thắn.

"Hiện TP HCM có lượng người nhập cư rất đông nhưng phần nhiều là lao động phổ thông, không được chăm sóc đầy đủ về giáo dục, thụ hưởng văn hóa nên việc phát sinh tội phạm trong nhóm người này là không thể phủ nhận. Công an TP HCM được đầu tư, trang bị vũ khí ngày càng tốt hơn nhưng vẫn đối mặt với việc tinh giản biên chế lại đang gánh nặng vấn đề người nhập cư không có nơi cư trú ổn định, nay chỗ này mai chỗ kia. Nói như vậy để lập luận rằng việc phòng chống, trấn áp tội phạm gặp rất nhiều khó khăn, tồn tại"- thiếu tướng Phan Anh Minh chia sẻ.

Ông Minh thông tin công an TP HCM đã nắm số liệu các nhóm "hiệp sĩ" hoạt động. Nếu không được bồi dưỡng, quản lý và không chính quy thì nguy cơ lệch lạc rất lớn, có thể trở thành nơi che giấu tội phạm. Nếu đã có mô hình chính thức, quản lý và ổn định lâu dài thì trở thành nơi vun đắp lý tưởng cho một hoạt động lành mạnh trong việc phòng chống, trấn áp tội phạm.

Về hoạt động của Đội Hình sự đặc nhiệm hướng Nam, ông Minh thông tin đang tổng kết mô hình này và chưa thể giải đáp vai trò, kết quả. Cần có kết quả sơ kết 1 năm hoạt động mới có thể đánh giá.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo