xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề nghị giám đốc thẩm

HUỲNH HIẾU

Các nhận định hoàn toàn trái ngược quan điểm VKS và tuyên giảm án một cách bất thường của HĐXX Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM là một trong những lý do để có quyết định này

Tin từ Viện Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại TPHCM (Viện Phúc thẩm 3) chiều 19-12 cho biết Viện trưởng Viện Phúc thẩm 3 - TS Lê Thành Dương - đã quyết định đề nghị báo cáo Viện trưởng VKSND Tối cao kháng nghị giám đốc vụ án Tân Hoàng Phát theo hướng hủy toàn bộ bản án phúc thẩm để xét xử lại. Hiện Viện Phúc thẩm 3 đang tiến hành những thủ tục cần thiết.

Trước đó, TAND TPHCM xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt Phan Cao Trí 12 năm tù, Phan Việt Hậu 10 năm, Phan Quốc Cường 9 năm về hai tội bắt, giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản; Phan Thị Yến 6 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản, Nguyễn Minh Phương 3 năm tù, Nguyễn Hoài Nhanh 2 năm tù cùng về tội bắt, giữ người trái pháp luật. 

Trong các ngày 8, 9 và 12-12, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã xét xử và tuyên án đối với vụ bắt, giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản đối với Phan Cao Trí và đồng phạm. Theo đó, Trí được giảm còn 5 năm tù, Hậu 4 năm 6 tháng, Cường 4 năm, Yến 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, Phương 1 năm 6 tháng và Nhanh 1 năm tù.

Chưa nói đến kiểu thẩm vấn thiếu khách quan, nhiều bất thường gây bất bình trong dư luận vào ngày 4-8 (sau đó hoãn phiên tòa do vắng mặt nhiều người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan); kiểu bắt bẻ từng câu chữ bằng những câu hỏi dồn dập đối với đại diện VKS giữ quyền công tố thay cho luật sư, điều không bình thường ở phiên tòa phúc thẩm này là dù nhận định bản án sơ thẩm có nhiều sai sót nghiêm trọng về mặt tố tụng, như: xác định số người bị hại không chính xác, xác định tư cách nhân chứng là người bị hại, bản án có sự gán ghép chữ ký của các hội thẩm nhân dân, sai sót trong việc phân tích hành vi, mức độ của từng bị cáo đối với người bị hại…; tuy nhiên, HĐXX vẫn quyết không hủy án mà chỉ nêu ra để rút kinh nghiệm.
Cấp sơ thẩm xác định có 93 người bị hại trong vụ bắt, giữ người trái pháp luật; cấp phúc thẩm xác định chỉ có 1 người bị hại nhưng không hề giải thích lý do cũng như trước đó không triệu tập hết những người này để thẩm vấn làm rõ. Ai cũng biết trong các vụ bắt giữ người trái pháp luật, số lượng nạn nhân càng ít, mức án bị cáo càng nhẹ.
Thế nên việc HĐXX vội vàng bác bỏ tư cách người bị hại làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ đã “làm lợi” cho các bị cáo. Đặc biệt đối với bị cáo Phan Thị Yến, Tòa Phúc thẩm đưa ra những căn cứ như: Bị cáo là phụ nữ phụ thuộc chồng, có chồng và em đều là bị cáo trong vụ án, sinh mổ ba lần sức khỏe yếu, con nhỏ, đã trả lại một phần tiền để từ đó giảm hình phạt từ 6 năm xuống 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo... là không thỏa đáng.
Vì sao tòa quyết không hủy án mà giảm án đến “chóng mặt” cho các bị cáo? Vì sao tòa lại làm những việc không đúng thẩm quyền và “ngồi nhầm” ghế? Dư luận có quyền nghi ngờ về sự khách quan, công tâm của HĐXX khi phán quyết một bản án như thế.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo