xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất tách nơi tạm giam, tạm giữ

Thế Dũng

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề xuất tách trại tạm giam nằm ngoài công an tỉnh và nhà tạm giữ khỏi công an huyện để ngăn chặn vi phạm trong hoạt động giam giữ

Ngày 2-4, Ủy ban Tư pháp (UBTP) của Quốc hội họp cho ý kiến về dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam. Các ý kiến tập trung thảo luận về việc tổ chức lại mô hình trại tạm giam, tạm giữ.

Bảo đảm quyền con người

Dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam quy định tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn do cơ quan, người tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị bắt quả tang, truy nã, bị can, bị cáo nhằm cách ly họ khỏi đời sống xã hội một thời gian nhất định để ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội; ngăn chặn hành vi trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử; cản trở việc xác định sự thật của vụ án hoặc để bảo đảm thi hành án. Đây là các biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, dân chủ của cá nhân được Hiến pháp quy định phải được luật hóa.

Dự thảo còn quy định cả quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam. Theo đó, họ có quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp nhưng bị hạn chế đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Trong trường hợp cần giao dịch dân sự hợp pháp thì họ phải thông qua luật sư hoặc người đại diện theo pháp luật.

 

Các đối tượng cướp tài sản trong trại giam Tống Lê Chân (tỉnh Bình Phước) Ảnh: HỒNG THẢO
Các đối tượng cướp tài sản trong trại giam Tống Lê Chân (tỉnh Bình Phước) Ảnh: HỒNG THẢO

 

Chính phủ đề nghị tên của dự thảo là Luật Thi hành Tạm giữ, tạm giam. Chủ nhiệm UBTP Nguyễn Văn Hiện đồng tình ban hành luật này nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, nhất là tình trạng chết, bức cung, nhục hình, vi phạm quyền con người xảy ra ở nhà tạm giữ, trại tạm giam thời gian qua. Ông Hiện cho rằng những người này chưa bị coi là có tội nên ngoài bị hạn chế các quyền tự do, bầu cử, ứng cử... thì các quyền khác của họ vẫn phải được bảo đảm, như quyền sống, quyền được bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, chăm sóc y tế, tiếp cận thông tin, gặp luật sư, người bào chữa...

Lấy đâu ra chỗ tạm giam?

Cho ý kiến về mô hình hệ thống các cơ quan quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam, UBTP nhấn mạnh đến sự cần thiết của mô hình này để bảo đảm tính minh bạch, khách quan và tránh những vụ việc bức cung, nhục hình xảy ra như thời gian qua. Do vậy, UBTP đề nghị tổ chức mô hình theo hệ thống ngành dọc do Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8) thuộc Bộ Công an quản lý thay vì nằm trong công an tỉnh và công an huyện.

Về việc này, Phó Chủ nhiệm UBTP, bà Lê Thị Nga, cho biết nhiều năm qua, cơ quan này đã kiên trì kiến nghị tách nhà tạm giữ ra khỏi công an huyện và trại tạm giam khỏi công an tỉnh, đồng thời hoạt động độc lập theo hệ thống ngành dọc từ Tổng cục 8 xuống nhưng hiện nay, các trại tạm giam và nhà tạm giữ mới tách được phần quản lý nhà nước chứ còn thực tế thì vẫn như cũ. “Do 2 cơ quan này cùng hệ thống công an địa phương nên dễ “thông cảm”, “tạo điều kiện” cho nhau vào lấy cung, thế thì không độc lập” - bà Nga băn khoăn.

Trong khi đó, Ủy viên UBTP Phạm Xuân Thường nêu quan điểm có thể giữ mô hình hiện hành nhưng luật phải quy định trách nhiệm đối với những người làm trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam trong việc chống bức cung, nhục hình. “Nếu có quy định về trách nhiệm và chế tài cho những người này, chắc chắn chuyện bức cung, nhục hình trong các cơ sở giam giữ sẽ không xảy ra” - ông Thường nhấn mạnh.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề ông Thường quan tâm nhất đó là lấy đâu ra trại tạm giam, nhà tạm giữ để thực hiện. Bởi lẽ, cả nước hiện có 400 nhà tạm giữ (ở 400 huyện) và hơn 100 trại tạm giam, khi tách ra khỏi hệ thống công an địa phương cấp tỉnh, huyện thì quỹ đất và kinh phí để xây trụ sở theo ngành dọc rất lớn. Mặt khác, dự thảo quy định trong 1 vụ án thì những người liên quan không được giam, giữ chung 1 buồng và trẻ vị thành niên phải giam, giữ riêng là không khả thi. “Có vụ án 100 người tham gia thì lấy đâu chỗ giam riêng, rồi các cháu vị thành niên giam riêng không ai canh thì dễ tự kỷ, thậm chí tự tử” - ông Thường lập luận.

Đồng tình với ý kiến của ông Thường, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, cho rằng không nên thay đổi mô hình quản lý các cơ sở tạm giữ, tạm giam như hiện nay. Theo ông Vương, hiện quy định tất cả cán bộ, kể cả điều tra viên vào trại giam lấy lời khai đều phải qua giám thị và phải có lệnh mới được vào, do đó để quản lý như hiện nay là phù hợp.

 

Làm rõ trách nhiệm điều tra viên

Cùng ngày, UBTP cũng cho ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Phó Chủ nhiệm UBTP Lê Thị Nga đề nghị xem xét quy định công an xã, phường, thị trấn, đồn công an, trạm công an là cơ quan khác của lực lượng cảnh sát trong Công an Nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; bổ sung chức danh trợ lý điều tra viên trong dự thảo để bảo đảm tính trung thực trong việc lập hồ sơ. Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm UBTP Nguyễn Văn Luật đề nghị dự thảo làm rõ trách nhiệm của điều tra viên. “Nhiều vụ án điều tra viên dùng nhục hình đã bị khởi tố, xét xử. Cần làm rõ để sau này có sai sót, vi phạm phải bồi hoàn cho nạn nhân thì làm rõ trách nhiệm ở đâu” - ông Luật góp ý.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo