xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giả danh cán bộ Bộ Công an để lừa đảo

T.Nốt

(NLĐO)- Các đối tượng thường hăm dọa sẽ bắt giam những người được gọi điện thoại đến nếu như không chuyển tiền vào tài khoản mà chúng đã cung cấp.

Ngày 24-3, thiếu tá Lê Thanh Bình, Trưởng Công an thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, cho biết kể từ ngày 22-3 đến nay, đã có 12 trường hợp người dân ở địa phương đến trình báo về việc họ đã bị một số đối tượng dùng điện thoại yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản theo yêu cầu của chúng nếu như không muốn bị bắt giam vì có liên quan đến một vụ án hình sự.


Ông Phi trình báo vụ việc tại cơ quan Công an.

Ông Phi trình báo vụ việc tại cơ quan Công an.

Cụ thể, vào khoảng 8 giờ ngày 22-3, ông Nguyễn Đình Phi (51 tuổi, ngụ Khu phố Cư Xá, thị trấn Kiên Lương) có nhận được điện thoại của một người đàn ông gọi vào số máy điện thoại bàn của gia đình. Người này xưng danh là trung tá Công an và đang giữ chức vụ Đội trưởng Đội Phòng chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ Công an. Vị “trung tá Công an” này cho biết đơn vị mình vừa bắt một đường dây mua bán trái phép chất ma túy. Người bị bắt khai ông Phi có liên quan đến vụ án này và thông báo trong tài khoản của ông Phi có 160 tỉ đồng từ nước ngoài chuyển vào. Đáng nói hơn, người này còn đọc đúng họ, tên, ngày, tháng, năm sinh và số giấy CMND của ông Phi, đồng thời cho biết ông Phi sẽ bị bắt tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra. Do đó, nếu không muốn bị bắt giam thì ông Phi có 2 lựa chọn, một là bị bắt tạm giam 2 tháng để phục vụ điều tra, 2 là rút hết tiền trong tài khoản của ông gửi vào tài khoản của Bộ Công an do người này cung cấp để phục vụ điều tra. Trong quá trình điều tra, nếu ông Phi không liên quan thì trả lại. Do quá sợ hãi nên ông Phi đã rút hết số tiền trong tài khoản của gia đình hơn 290 triệu đồng để chuyển vào tài khoản của một người tên Nguyễn Thanh Tùng, tại TP Hà Nội. Sau khi chuyển tiền xong, đến chiều cùng ngày, ông Phi điện thoại lại số điện thoại trên để hỏi thêm vụ việc thì được tổng đài trả lời “Thuê bao quý khách hiện không liên lạc được…”.


Bà Diệu đã không bị mắc lừa vì giới thiệu mình có người thân đang công tác trong ngành Công an.

Bà Diệu đã không bị mắc lừa vì giới thiệu mình có người thân đang công tác trong ngành Công an.

Tương tự, vào sáng 23-3, bà Phạm Thị Diệu (ngụ thị trấn Kiên Lương) đến trình báo là có một đối tượng điện thoại yêu cầu bà phải chuyển tiền vào tài khoản đã được cho trước đó nếu như không muốn bị bắt tam giam. Khi bà Diệu nói là không có tiền thì đối tượng này hăm dọa là sau vài giờ nữa sẽ có Công an đến nhà để bắt giam bà. Trong ngày, đối tượng này đã liên tục điện thoại cho bà Diệu đến 30 cuộc gọi. Thế nhưng, khi bà Diệu giới thiệu là bà có người thân làm trong ngành Công an thì đối tượng này lập tức cúp máy và không thể liên lạc được.

“Các đối tượng này thường có nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi nên khi gặp trường hợp như thế này thì người dân cần bình tĩnh để tìm hiểu vụ việc và nhanh chóng thông báo cho cơ quan Công an gần nhất để điều tra làm rõ, không nên tin vào lời nói của đối tượng để rồi mất tiền”- thiếu tá Bình khuyến cáo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo