xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gian lận điểm thi ở Hà Giang: Sao ông Triệu Tài Vinh, Trần Đức Quý không bị "lôi" vào cuộc?

B.H.Thanh

(NLĐO - Tại phiên xét xử sáng 16-10, các luật sư đã truy hỏi bị cáo Nguyễn Thanh Hoài nhiều câu, trong đó có vấn đề vì sao không "lôi" các ông Triệu Tài Vinh, Trần Đức Quý... vào cuộc mà chỉ khai bà Triệu Thị Chính?

Sáng 16-10, phiên tòa sơ thẩm xét xử 5 bị cáo liên quan đến vụ gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 ở tỉnh Hà Giang tiếp tục diễn ra. Hội đồng xét xử (HĐXX), Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) và các luật sư tiếp tục xét hỏi bị cáo trong vụ án.

Trước đó, ngày 15-10, HĐXX đã dành cả buổi chiều để xét hỏi bị cáo Triệu Thị Chính, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Hà Giang. Trong vụ án này, bị cáo Chính bị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" vì có hành vi nhờ bị cáo Nguyễn Thanh Hoài, nguyên Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng - Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang, nâng điểm cho 12 thí sinh và nhờ xem điểm môn thi ngữ văn cho 1 thí sinh.

Tuy nhiên, khác với 4 bị cáo trước, nữ bị cáo này không đồng ý với nội dung buộc tội trong cáo trạng của VKS. Bà Chính nhiều lần khẳng định với HĐXX chỉ nhờ ông Hoài xem hộ điểm chứ không nhờ nâng điểm cho các thí sinh.

Gian lận điểm thi ở Hà Giang: Sao ông Triệu Tài Vinh, Trần Đức Quý không bị lôi vào cuộc? - Ảnh 1.

Bị cáo Triệu Thị Chính đến phiên toà ngày 16-10

Nghi ngờ trong vụ án này, trình tự tố tụng chưa được làm đúng, luật sư Hoàng Văn Hướng (Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội), bào chữa cho Triệu Thị Chính, hỏi: "Kết quả giám định 6733/C09 ngày 20-12-2018 và số 55005, tôi cứ coi 2 kết luận giám định này là 2 chứng cứ liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của bà có tội hay không có tội, chứng cứ buộc tội là chứng cứ vật chất. Trong quá trình hoạt động tố tụng đến hôm nay, bà có được cơ quan tố tụng thông báo hay bàn giao những kết quả giám định này không?".  Trả lời, bị cáo Chính khai đến nay (15-10), chưa nhận được.

Bị cáo Chính khai với HĐXX rằng có nghe dư luận nói đã có "tiêu cực" thi cử tại kỳ thi THPT từ năm 2017 ở Hà Giang và nói với ông Vũ Văn Sử (cựu Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang) thì ông này nói là kỳ thi năm 2018 phải làm chặt.

Tiếp đó, luật sư Hướng hỏi: "Bà có nói với Giám đốc GD-ĐT tỉnh Hà Giang rằng, tại kỳ thi THPT năm 2017 ở Hà Giang đã có tiêu cực. Vậy bà có đề nghị HĐXX hai vấn đề: kiến nghị giữ lại toàn bộ kết quả thi năm 2017 và kiến nghị xem xét kết quả thi năm 2017 không?". Bị cáo Chính trả lời: "Để có sự công bằng và xem xét cả quá trình thì cá nhân tôi rất mong muốn. Tôi nghĩ nhiều người cũng mong muốn giữ lại kết quả thi năm 2017 và nếu cần thiết để xem xét, làm rõ".

Luật sư Hướng hỏi tiếp: "Bà có đề nghị HĐXX ghi nhận, kiến nghị, xem xét mở cuộc điều tra về việc có lợi ích vật chất trong vụ án này và đề nghị điều tra làm rõ việc có hay không hành vi đưa nhận nhận hối lộ?". Bị cáo Chính trả lời: "Cá nhân tôi cũng như dư luận trân trọng đề nghị HĐXX làm rõ có hay không vụ lợi về vật chất, bởi theo nhận thức của cá nhân tôi, không có một người bình thường nào nâng điểm cho bằng ấy người mà không có bất cứ vụ lợi gì".


Gian lận điểm thi ở Hà Giang: Sao ông Triệu Tài Vinh, Trần Đức Quý không bị lôi vào cuộc? - Ảnh 2.

Bị cáo Nguyễn Thanh Hoài

Tại phần xét hỏi sáng 16-10, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài bị các luật sư truy vấn nhiều chi tiết khác nhau.

Trước chi tiết "lôi chị Chính vào" mà Hoài đã nói với Vũ Trọng Lương (nguyên phó Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục - Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang), luật sư Hướng hỏi: "Lôi bà Chính vào cuộc là hàm ý gì? Tại sao phải lôi vào cuộc?". Luật sư đặt vấn đề: "Vì sao không đổ trách nhiệm cho ông Vũ Văn Sử (cựu giám đốc Sở GD-ĐT), ông Trần Đức Quý (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang), cao hơn là ông Triệu Tài Vinh (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, hiện là Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương), trách nhiệm của những người đó còn cao hơn cả trách nhiệm của bà Chính?". 

Bị cáo Hoài trả lời: "Câu nói này rất nhiều thành viên ở phòng Khảo thí cũng đã nói, từ ngày 15 đến 17-7-2018. Tôi chỉ nhắc lại với anh Lương chiều 18-7-2018 tại nhà riêng. Hàm ý là chị Chính đưa danh sách cho tôi nâng điểm môn ngữ văn cũng không khác gì tôi đưa anh Lương nâng điểm môn thi trắc nghiệm". 

Bị cáo Hoài nói thêm vốn là Trưởng ban chấm thi, bà Chính trực tiếp chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình chấm thi (tự luận và trắc nghiệm). Trong quy chế chấm thi, theo điều 26 thì trưởng ban chấm thi phải chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình giám sát môn trắc nghiệm. 

"Hành vi của chúng tôi là nâng điểm các bài thi trắc nghiệm thì chị Chính phải có trách nhiệm một phần. Việc nâng điểm bài thi trắc nghiệm xảy ra trong quá trình xử lý bài thi chứ không xảy ra trong quá trình vận chuyển bài thi. Việc sửa bài, sửa phiếu trắc nghiệm xảy ra trong quá trình vận chuyển về sở. Thứ hai là trong quy chế thi THPT quốc gia, trong thời gian xử lý bài thi trắc nghiệm thì trưởng ban chấm thi phải chấm toàn bộ quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm. Như vậy thì chị Chính phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của bị cáo và bị cáo Lương nâng điểm các môn thi trắc nghiệm" - bị cáo Hoài khai trước toà.

Bị cáo Hoài cũng khẳng định  tất cả những lời mà ông ta khai đều là sự thật vì "bị cáo tôn trọng sự thật, không vu khống cho bị cáo Chính".

Luật sư nói thêm những chứng cứ vật chất trong bút lục 346 công bố hôm qua (15-10) là tin nhắn của bị cáo Hoài với vị Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Vậy tại sao ông Quý có trách nhiệm giám sát cao hơn cả bà Chính mà bị cáo Hoài lại không khai ra?...

Tiếp đó, HĐXX xét hỏi những người bị triệu tập có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan.

Phiên toà sơ thẩm xét xử 5 bị cáo liên quan đến vụ gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang dự kiến diễn ra trong 3 ngày: 14, 15, 16-10. Các bị cáo gồm: Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương, nguyên trưởng và phó Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục - Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang, bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", quy định tại điều 356 Bộ luật Hình sự.

Bị cáo Triệu Thị Chính, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang, bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi", quy định tại điều 358 Bộ luật Hình sự.

Bị cáo Phạm Văn Khuông, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang và Lê Thị Dung, nguyên phó đội trưởng thuộc Phòng An ninh Chính trị nội bộ - Công an tỉnh Hà Giang, bị truy tố về tội "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", quy định tại điều 366 Bộ luật Hình sự.

Các cơ quan tố tụng xác định 5 bị cáo nêu trên đã lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong phần mềm xử lý bài thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, thực hiện hành vi sửa bài thi để nâng điểm cho 107 thí sinh. Trong đó, thí sinh được nâng điểm cao nhất là 29,95 điểm với 4 môn; người thấp nhất 2,2 điểm đối với 1 môn.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo