xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hãy vì trẻ thơ!

Kha Miên

Đứa trẻ được ai nuôi dưỡng không quan trọng bằng việc làm sao cho nó không bị mất đi tình yêu thương, sự chăm sóc từ những người ruột thịt

Phòng xử C của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM hôm ấy xét xử vụ tranh chấp yêu cầu xác nhận cha mẹ cho con và yêu cầu trực tiếp nuôi con. Nguyên đơn là mẹ ruột và bị đơn là vợ chồng người cô ruột của cháu bé.

Một trẻ, 2 giấy khai sinh

Theo đơn khởi kiện của chị T.M.Tr (SN 1978, ngụ quận 10, TP HCM), chị và anh N.V.Th (SN 1972) chung sống nhưng không đăng ký kết hôn, có một con chung đặt tên T.S.T. Sau khi chị Tr. sinh con, anh Th. yêu cầu giao con cho mình nuôi dưỡng. Ít lâu sau, anh Th. sang Thụy Sĩ định cư, giao con cho vợ chồng chị ruột là N.T.H (SN 1957) và Q.V.T (SN 1955, cùng ngụ tỉnh Bạc Liêu) chăm sóc. Do công việc nên phải sinh sống ở TP HCM nhưng chị Tr. vẫn thường xuyên về thăm con.

Gần đây, vợ chồng bà H. không cho chị Tr. thăm con cũng không đồng ý giao cháu T. cho chị trực tiếp nuôi dưỡng. Không những vậy, vợ chồng bà H. còn làm giấy khai sinh khác, ghi cháu T. (đổi họ thành N.S.T) là con ruột của mình. Chị Tr. khởi kiện, yêu cầu tòa án xác định mình là mẹ ruột của cháu T. và được trực tiếp nuôi con.

Minh họa: ZARA
Minh họa: ZARA

Trong khi đó, vợ chồng bà H. cho rằng khi cháu T. được khoảng 1 tháng tuổi, chị Tr. và anh Th. đem về giao ông bà nội nuôi dưỡng. Khi anh Th. sang Thụy Sĩ, vợ chồng bà chăm sóc cháu từ đó đến nay. Cháu T. được 2 tuổi, chị Tr. không liên lạc hay thăm hỏi gì nên vợ chồng bà làm khai sinh cho cháu là con ruột để tiện đi học.

Tháng 8-2013, TAND tỉnh Bạc Liêu xử sơ thẩm, xét thấy trong tờ thỏa thuận đề ngày 24-3-2007, anh Th. đồng ý giao con trai cho vợ chồng bà H. làm con vĩnh viễn nhưng không thể hiện ý chí của mẹ ruột cháu. Vì vậy, không có cơ sở xem xét chấp nhận tờ thỏa thuận. Bên cạnh đó, vợ chồng bà H. không thực hiện thủ tục nhận con nuôi theo đúng quy định tại điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Theo quy định của pháp luật, cha mẹ ruột là người được quyền ưu tiên trực tiếp nuôi con chưa thành niên. Hiện nay, anh Th. đang định cư tại Thụy Sĩ, không trực tiếp nuôi dưỡng cháu T. Trong khi đó, chị Tr. có chỗ ở rõ ràng, công việc ổn định, còn độc thân nên đủ khả năng và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Từ đó, HĐXX cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Chạnh lòng...

Không đồng ý với phán quyết của TAND tỉnh Bạc Liêu, vợ chồng bà H. cũng như anh Th. làm đơn kháng cáo.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bà H. kiên quyết: “Tr. là mẹ ruột của cháu nhưng sau khi sinh, cô ta bỏ đi nơi khác sinh sống, để chúng tôi nuôi cháu, cũng không về thăm hỏi, chăm sóc lần nào. Chúng tôi bận công việc làm ăn nhưng đã chăm sóc cháu từ lúc 1 tháng tuổi đến nay nên có nhiều tình cảm. Chúng tôi không đồng ý với yêu cầu được trực tiếp nuôi con của Tr.”.

Trao đổi với chúng tôi, chị Tr. tha thiết: “Chúng tôi quen biết và yêu thương nhau từ khi còn học phổ thông nhưng gia đình anh ấy không chấp nhận vì cho rằng không môn đăng hộ đối. Sau khi sinh, tôi đưa con về Cà Mau thuê nhà ở. Anh Th. cũng có tới lui thăm con.

Được khoảng 2 tháng, anh Th. năn nỉ tôi đưa con về thăm ông bà nội. Tôi nghĩ điều đó cũng hợp lý nên đồng ý nhưng không ngờ anh ấy bắt con đi luôn. Tôi có tới lui thăm con nhưng gia đình anh Th. không cho phép đưa cháu ra khỏi nhà”.

Theo chị Tr., khi cháu T. được khoảng 6 tháng tuổi, vì mưu sinh, chị phải đi làm ở TP HCM, không có đủ điều kiện chăm sóc nên đành để con ở lại bên nội. Tuy vậy, chị vẫn thường xuyên về thăm cháu. Gần đây, cháu T. đã lớn và tỏ ra “quấn” mẹ, gia đình anh Th. bắt đầu ngăn cấm chị Tr. đến thăm. Nhớ con, chị tìm đến trường thăm cũng bị gia đình anh Th. bao vây, ngăn cản.

“Trước khi kiện ra tòa, tôi đã suy nghĩ đến việc thay đổi môi trường sống sẽ ảnh hưởng đến tâm lý con. Thế nhưng, với trái tim và tình yêu thương của người mẹ, tôi sẽ cố gắng làm mọi điều tốt nhất cho con” - chị Tr nói.

Cuối cùng, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã bác kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên án sơ thẩm, giao cháu T. cho mẹ ruột trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Ở một phương diện nào đó, phán quyết này hoàn toàn hợp tình hợp lý. Nhưng nhìn cảnh người cô ruột đôi mắt đỏ hoe cay đắng ra về, sao vẫn thấy chạnh lòng…

Một người mẹ mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, một người cô có công nuôi dưỡng gần 9 năm. Cháu T. thật có phúc vì có được tình yêu thương của những người ruột thịt. Giá như tình yêu thương ấy hòa trộn vào nhau để con trẻ được hưởng mái ấm gia đình từ hai phía thì hạnh phúc sẽ trọn vẹn biết bao…

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo