xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hướng ra nào cho phiên tòa hành chính?

Bài và ảnh: Di Lâm

Nhiều vụ án hành chính, tòa án đã thụ lý nhưng người bị kiện (đại diện cơ quan quản lý nhà nước) không có ý kiến đối với yêu cầu người khởi kiện đưa ra; không cung cấp tài liệu, chứng cứ...

Sáu tháng cuối năm 2019, cơ quan chức năng trên địa bàn TP HCM đồng loạt tiến hành các biện pháp cưỡng chế công trình xây dựng không phép hoặc trái phép. Vì thế, số lượng vụ khiếu kiện hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng tăng lên rất nhiều.

Trở ngại vì người bị kiện

Đáng nói, không ít phiên tòa xét xử vụ án hành chính lên lịch từ nhiều ngày nhưng không diễn ra như kế hoạch. Điển hình, mới đây, TAND quận 2 hoãn phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện giữa một người dân với chính quyền địa phương. Phía khởi kiện yêu cầu tòa án hủy hai quyết định hành chính liên quan đến đất đai do chính quyền sở tại ban hành. Tuy nhiên, đại diện UBND phường vắng mặt nên HĐXX thông báo hoãn phiên tòa.

Tại TAND TP HCM, phiên tòa giải quyết vụ kiện yêu cầu "hủy quyết định hành chính, hành vi hành chính" giữa bà N.T.P.T (trú quận 5) với chủ tịch UBND huyện Bình Chánh chưa có hồi kết sau nhiều lần làm việc, hòa giải từ cuối năm 2018 đến nay. "Người khởi kiện đề nghị tòa án hủy văn bản hành chính liên quan đến việc cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị do chủ tịch UBND huyện Bình Chánh ký ban hành. Sau phiên tòa tổ chức vào tháng 11-2019, hiện người khởi kiện chưa nhận thông báo về lịch xét xử mới" - luật sư đại diện người khởi kiện bức xúc.

Hướng ra nào cho phiên tòa hành chính? - Ảnh 1.

Một phiên tòa xét xử vụ khiếu kiện hành chính ở TP HCM

Thống kê từ TAND TP HCM cho thấy tòa án 2 cấp thụ lý 1.409 vụ án hành chính trong năm 2019. Tỉ lệ giải quyết loại án trên ở cấp sơ thẩm chỉ đạt 31%, phúc thẩm đạt 67,5% (tổng cộng 480 vụ). Đa số khiếu kiện hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng; kế đến là thuế, hải quan. Một trong những yếu tố khiến công tác xét xử vụ án hành chính trở ngại là rắc rối đến từ phía bị kiện. Đại diện TAND TP phản ánh người bị kiện (thường là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước) rất ít khi trực tiếp tham gia tố tụng. Nhiều vụ việc, người bị kiện không xuất hiện, cũng không ủy quyền cấp phó trực tiếp tham gia tố tụng để nhận các văn bản tố tụng. Khi tòa án tống đạt văn bản tố tụng qua bộ phận văn thư, những người này thường không đồng ý ký tên vào biên bản tống đạt. Không chỉ vậy, việc trả lời thông báo thụ lý vụ án và cung cấp tài liệu, chứng cứ rất chậm. Thậm chí, nhiều vụ tòa thụ lý hơn 1 năm nhưng người bị kiện vẫn chưa có ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện, chưa cung cấp tài liệu, chứng cứ theo thông báo từ tòa án. Kéo theo đó là tình trạng tòa án không thể tiến hành đối thoại, khiến việc giải quyết vụ án kéo dài.

Cần quy chế phối hợp

Tình trạng trên như "bài ca muôn thuở" trong nhiều báo cáo; là nội dung bàn tới bàn lui trong không ít cuộc họp. Sắp tới, cơ quan xét xử có giải pháp nào để xử lý những vụ kiện hành chính đang trong tình cảnh như vậy?

Theo Chánh án TAND TP HCM Lê Thanh Phong, năm 2020, tỉ lệ giải quyết án hành chính chưa cao do số lượng án hành chính tăng so với năm trước, đặc biệt là từ khi Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có hiệu lực. Khiếu kiện liên quan đến đất đai là những vụ kiện khó, phức tạp.

Nhằm khắc phục phần nào hạn chế trong quá trình xét xử án hành chính, Chánh án TAND TP HCM yêu cầu Tòa Hành chính, TAND 24 quận, huyện tiếp tục rà soát những vụ án tồn đọng, tăng cường phối hợp với cơ quan, ban - ngành thu nhập chứng cứ phục vụ công tác giải quyết án hành chính. Mỗi thẩm phán xây dựng kế hoạch, thời gian giải quyết cụ thể những vụ án tồn. Chánh Tòa Hành chính chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc đầu việc này. Ngoài ra, TAND TP HCM giao Tòa Hành chính phối hợp với một số bộ phận khác xây dựng đề án thí điểm việc đối thoại, xét xử trực tuyến vụ án hành chính trong thời gian tới.

Nhận thấy công tác phối hợp giữa cơ quan hữu quan với tòa án còn chậm, đặc biệt là công tác ủy quyền đại diện tham gia tố tụng của UBND TP đối với vụ án hành chính tại TAND TP HCM, Ban Cán sự Đảng TAND TP HCM và Ban Cán sự Đảng UBND TP HCM đã soạn thảo văn bản, đề nghị sớm ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa hai bên.

Thời gian qua, Ban Pháp chế HĐND TP HCM có đề nghị cơ quan xét xử tập trung đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử mọi loại án, bảo đảm xử lý các vụ việc trong thời hạn luật định, đặc biệt là án hành chính. Tòa án thường xuyên theo dõi, đôn đốc những tập thể, cá nhân liên quan cung cấp chứng cứ và khẩn trương giải quyết vụ việc khi căn cứ tạm đình chỉ vụ án đã hết. Theo Phó trưởng Ban Pháp chế Lê Minh Đức, ngành tòa án TP cần quan tâm nhiều đến việc tổ chức đối thoại trong giải quyết vụ án hành chính.

Dự kiến trong quý I/2020, TAND TP HCM tổ chức hội nghị chuyên đề về án hủy, sửa nhằm rút kinh nghiệm, thống nhất quan điểm áp dụng pháp luật trong giải quyết án dân sự, hành chính và những loại án khác.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo