xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mất tiền vì cả tin

Bài và ảnh: Di Lâm

Thế chấp giấy tờ giả, mua hàng hay nhận làm dịch vụ bất hợp pháp rồi "xù" tiền… là chiêu trò không mới nhưng nhiều người vẫn sập bẫy, còn đối tượng lừa đảo thu lợi lớn

Ngày 15-7, TAND TP HCM xử sơ thẩm đã phạt bị cáo Thăng Đức Hiệp (quê tỉnh Lâm Đồng) 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Chỉ trong 2 tháng, bị cáo đã đưa 12 nạn nhân vào bẫy.

Ngã ngửa với dịch vụ chuyển tiền quốc tế

Thăng Đức Hiệp là giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hiệp Đức Sài Gòn (trụ sở quận Gò Vấp, TP HCM). Doanh nghiệp này không có chức năng chuyển tiền, ngoại tệ ra nước ngoài nhưng do cần tiền tiêu xài, cá cược bóng đá, Hiệp đăng quảng cáo với nội dung: nhận chuyển tiền, ngoại tệ đi các nước trên thế giới. Tin quảng cáo, nhiều người liên hệ Hiệp, thỏa thuận sử dụng dịch vụ chuyển tiền. Nhận tiền từ khách hàng, Hiệp không làm theo cam kết mà dùng chi xài cá nhân. Chỉ trong 2 tháng, Hiệp đã lừa 12 nạn nhân, thu lợi bất chính hơn 2 tỉ đồng.

Mất tiền vì cả tin - Ảnh 1.

Bị cáo Mai Thị Tuyết Linh hầu tòa về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Hiệp hứa chuyển giúp ông N.T.L (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) hơn 600 triệu đồng sang một tài khoản công ty ở Trung Quốc trong 5 ngày với phí dịch vụ 18,5 triệu đồng. Quá thời hạn cam kết nhưng tiền vẫn chưa tới tài khoản đối tác, ông N.T.L đến trụ sở thì gặp nhiều nạn nhân như ông và công ty do giám đốc 9X thành lập đã đóng cửa.

Mất tiền tỉ vì mua bán qua điện thoại

Buôn bán nhiều mặt hàng hải sản ở miền Tây, Mai Thị Tuyết Linh có mối quan hệ làm ăn với bà Trần Thị Dung (ngụ tỉnh Bạc Liêu). Thông qua bà Dung, Linh biết ông N.N.S (giám đốc doanh nghiệp ở tỉnh Kiên Giang) có hơn 150 tấn ruốc khô tồn kho, cần bán. Từ đó, Linh nảy sinh ý định lừa đảo. Linh hỏi mua ruốc khô, thỏa thuận miệng, không ký kết hợp đồng và cũng không hề gặp mặt người bán, chỉ liên lạc hoàn toàn qua điện thoại; khi giao nhận hàng, hai bên không lập chứng từ.

Sau khi lấy hàng, Linh không thanh toán đủ tiền mà viện đủ lý do để "xù" gần 4,8 tỉ đồng. Đến khi Linh cắt đứt liên lạc, ông N.N.S mới biết mình mất tiền.

Xử sơ thẩm mới đây, TAND TP HCM quyết định trả hồ sơ, yêu cầu cơ quan điều tra, công tố thực hiện đúng trình tự tố tụng. Trước đó, tòa án các cấp từng nhiều lần trả hồ sơ, hủy án sơ thẩm với yêu cầu làm rõ vai trò bà Dung trong vụ án. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không đủ chứng cứ cáo buộc bà này hướng dẫn, xúi giục bị cáo.

Thế chấp giấy tờ giả vay hàng tỉ đồng

Mới đây, TAND TP HCM tuyên bố trả hồ sơ vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức đối với Trần Thanh Việt (ngụ quận 12, TP HCM) và Dương Văn Ninh (ngụ quận Bình Tân, TP HCM).

Không cần tìm nhiều khách hàng như Thăng Đức Việt hay mất công thương thảo giá cả như Mai Thị Tuyết Linh, Việt và Ninh chỉ nhắm duy nhất một nạn nhân, thay nhau cầm giấy tờ giả đi thế chấp rồi bỏ túi tiền tỉ.

Cụ thể, Ninh và Việt cùng quen biết bà T.T.P (ngụ quận Bình Tân). Muốn có tiền tiêu xài, cả hai thuê người (không rõ lai lịch trên internet) làm giả 2 giấy tờ nhà đất và 1 hợp đồng chuyển nhượng, 1 giấy ủy quyền đem cầm cố, thế chấp vay tiền bà P. Lần đầu, Việt thuê người làm giả giấy tờ đất đứng tên Việt, ghi địa chỉ ở huyện Hóc Môn; một hợp đồng chuyển nhượng mảnh đất ghi trong sổ đỏ giả có đóng dấu Sở Tư pháp TP nhưng chưa điền thông tin người mua, người bán để vay của bà P. 200 triệu đồng với lý do cần tiền làm ăn. Sau đó, Việt tiếp tục hỏi vay thêm 300 triệu đồng kèm điều kiện thế chấp toàn bộ giấy tờ trên. Do tin tưởng, bà P. chấp nhận. Việt nhờ Ninh viết vào phần lời chứng công chứng viên trong hợp đồng chuyển nhượng giả. Lần sau, hai đối tượng đổi vai diễn. Khi Ninh vay tiền có thế chấp giấy tờ nhà đất thì Việt là người viết thông tin, ký tên vào giấy tờ giả. Hai lần thành công, Việt và Ninh chiếm đoạt hơn 1,2 tỉ đồng rồi chia nhau.

Chủ quan, thiếu thông tin

Từng đại diện cho nạn nhân trong nhiều vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, luật sư Trần Minh Trang (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết những kịch bản lừa đảo đơn giản như trên vẫn xuất hiện nhan nhản và luôn phát huy tác dụng do nhiều người chủ quan, thiếu thông tin, kiến thức pháp luật.

"Khi nhận thế chấp giấy tờ, người cho vay phải kiểm tra thật kỹ nhằm tránh tình trạng cầm nhầm giấy tờ giả. Khi giao dịch với đối tác, người dân phải xác minh thông tin đối phương. Những việc này là thủ tục hành chính thông thường ở địa phương, không khó cũng không quá phức tạp" - luật sư Trần Minh Trang gợi ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo