Theo đó, vị luật sư bị đưa ra khỏi tòa là Nguyễn Duy Bình (văn phòng luật sư Duy Trinh, thuộc Đoàn luật sư TP HCM). Luật sư Bình trong quá trình thực hiện việc bào chữa đã bị chủ tọa nhắc nhở nhiều lần. Thẩm phán Lê Thị Hạng đã yêu cầu đưa vị luật sư này ra khỏi phiên tòa.
Luật sư Nguyễn Duy Bình, bị đưa ra khỏi phiên toàn
Liên quan đến vụ án trốn thuế, HĐXX xác định 4 bị báo gồm Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Ngô Văn Lắm và vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải và Ngô Tuyết Phương. Có 47 luật sư được tham gia bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho vợ chồng ông Trần Vũ Hải và bà Ngô Tuyết Phương. Trong đó, 15 luật sư bảo vệ riêng cho ông Hải, 5 luật sư bảo vệ riêng cho bà Phương và 27 luật sự bảo vệ cho cả 2 vợ chồng. Tuy nhiên, khi khai mạc phiên tòa vắng 11 luật sư.
Các luật sư trong phiên xét hỏi
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Khánh Hòa, năm 2015, bà Hạnh nhờ ông Lắm đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ số 78/40 Tuệ Tĩnh, phường Lộc Thọ, TP Nha Trang. Tháng 6-2016, bà Hạnh và ông Lắm gặp luật sư Trần Vũ Hải, hai bên thống nhất xác lập "giấy nhận cọc" để thực hiện việc giao kết chuyển nhượng bất động sản trên với trị giá là hơn 16,1 tỉ đồng. Ngày 29-6-2016, ông Trần Vũ Hải và vợ là bà Ngô Tuyết Phương đã đặt cọc 500 triệu đồng cho bên bán theo như giao kết.
Ngày 10-8-2016, tại một văn phòng công chứng ở TP Nha Trang, bà Hạnh yêu cầu ông Lắm ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ 78/40 Tuệ Tĩnh cho vợ chồng ông Hải với giá 12 tỉ đồng. Sau đó, hai bên thống nhất hủy hợp đồng 12 tỉ và ký hợp đồng chuyển nhượng khu đất nói trên trị giá 1,8 tỉ đồng. Hợp đồng này để các bên sử dụng kê khai trốn thuế thu nhập cá nhân hơn 280 triệu đồng.
Bị cáo Trần Vũ Hải
Sáng 14-11, HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo Trần Vũ Hải, Ngô Tuyết Phương, đại diện Chi cục Thuế TP Nha Trang với tư cách nguyên đơn dân sự và giám định viên Nguyễn Văn Trang. Bị cáo Hải thừa nhận việc ký các hợp đồng công chứng chuyển nhượng bất động sản, nhưng không rõ số tiền vì dựa vào sự tin tưởng với bà Hạnh. Bị cáo Phương cho rằng chỉ là người ký theo các hợp đồng công chứng.
Vị đại diện Chi cục Thuế Nha Trang trả lời các luật sư
Trong khi đó, vị đại diện Cục Thuế Nha Trang cho biết việc tính thuế khu đất 78/40 Tuệ Tĩnh thực hiện theo hợp đồng 1,8 tỉ đồng. Tuy nhiên, giá trị giao dịch này thấp hơn quy định nhà nước nên tính thuế ở mức trên 2,1 tỉ đồng. Người nộp thuế là bị cáo Ngô Văn Lắm với mức trên 42 triệu đồng. Vị giám định viên cho biết theo văn bản mà Cơ quan Cảnh sát điều tra cung cấp thì hành vi mua bán với giá trị trên 16 tỉ đồng nhưng chỉ đóng thuế với giá trị hợp đồng 1,8 tỉ đồng là hành vi trốn thuế.
Vị giám định viên Khánh Hòa khẳng định hành vi trốn thuế
Các luật sư bào chữa đề cập đến tính pháp lý của hợp đồng giá trị 1,8 tỉ đồng khi đã đóng thuế đúng theo quy định pháp luật; các căn cứ để xác định việc trốn thuế; việc bị cáo Hạnh thừa nhận nhờ ông Lắm đứng tên giúp và chịu trách nhiệm khắc phục nhưng cơ quan pháp luật chưa giải quyết, việc bà chỉ có 1 tài sản bất động sản duy nhất có thuộc trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân hay không.
Chiều nay phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi.
Bình luận (0)