xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghi án đánh tráo biên bản hòa giải ở Sóc Trăng

Bài, ảnh: Công Tuấn

(NLĐO) - Hai cấp tòa đã căn cứ vào biên bản hòa giải ở cơ sở để tuyên chị Dung thua kiện trong một vụ vay nợ. Tuy nhiên, bị đơn này đã chứng minh được biên bản hòa giải đã bị thay đổi.

Sáng nay, 5-11, chị Triệu Thị Mỹ Dung (21 tuổi; ngụ thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) cho biết vừa gửi đơn đến TAND và VKSND cấp cao tại TP HCM để xin được kháng nghị giám đốc thẩm bản án dân sự của TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên ngày 11-8-2015.

Đây là bản án phúc thẩm, bác đơn kháng cáo của chị Dung và tuyên y án sơ thẩm mà TAND huyện Trần Đề xử ngày 8-5-2015. Trong vụ này, chị Dung bị HĐXX buộc trả cho bà Nguyễn Thu Đông (ngụ TP Sóc Trăng) trên 287 triệu đồng.

Theo hồ sơ tố tụng, bà Trần Thị Mỹ Tiên (35 tuổi) từng là cô giáo của chị Dung, hai bên có quan hệ thân thiết. Ngày 4-1-2015, bà Tiên gửi đơn cho tổ hòa giải ấp Châu Thành (thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề), yêu cầu nơi đây xử lý tranh chấp nợ vay với mẹ con chị Dung. “Dung có đưa quyền sử dụng đất do ông Triệu Tài đứng tên để nhờ tôi mang đi cầm cho chị Đông với số tiền 300 triệu đồng, lãi suất 15 triệu đồng/tháng. Từ khi làm hợp đồng vay đến tháng 12-2014 thì không có tiền đóng lãi, phải nhờ tôi vay mượn rất nhiều người bên ngoài…”- bà Tiên nêu trong đơn và yêu cầu ấp xem xét hòa giải nhằm thu hồi nợ.


Ông Khưu Thanh thừa nhận đã viết lại biên bản hòa giải và không đọc lại cho các đương sự nghe để ký khóa đuôi.. Ảnh: Trường Việt

Ông Khưu Thanh thừa nhận đã viết lại biên bản hòa giải và không đọc lại cho các đương sự nghe để ký khóa đuôi.. Ảnh: Trường Việt

Theo biên bản ngày 6-1- 2015, tại Ban nhân dân ấp Châu Thành, bà Tiên trình bày: “Dung có kêu tôi đi mượn tiền nhiều lần với tổng số 312 triệu đồng, cộng thêm 50 triệu của ngân hàng là 362 triệu. Nay, tôi yêu cầu cô Dung trả lại số tiền này”. Chị Dung có ý kiến: “Tôi không thừa nhận việc lấy tiền của cô Tiên. Tôi đã đi đóng lãi một mình là 50 triệu đồng, thừa nhận thiếu 300 triệu của bà Đông”.

Khi vụ việc được chuyển đến tòa án cấp sơ thẩm, chị Dung trình bày với HĐXX rằng bị đơn không xác lập hợp đồng với bà Đông để vay 300 triệu đồng. Chị Dung khai đã đánh cắp giấy tờ đất của ông nội (Triệu Tài) để cho bà Tiên mượn với mục đích vay tiền bà Đông. “Khi sợ ông nội phát hiện, tôi nhờ mẹ giúp 50 triệu đồng đưa cho bà Đông để mượn giấy tờ về. Vậy là từ chỗ người giúp cô Tiên, tôi bị họ buộc là vay tiền của bà Đông dù bà ấy không đưa ra được hợp đồng”- chị Dung trình bày.

Qua hai cấp tòa, HĐXX sơ thẩm và phúc thẩm cho rằng biên bản hòa giải ngày 6-1-2015, chị Dung thừa nhận nợ bà Đông 300 triệu đồng. Đối với 50 triệu đưa cho nguyên đơn, HĐXX xác định đây là tiền chị Dung đóng lãi vay. Từ đó, HĐXX tuyên bị đơn thua kiện.

Mới đây, chị Dung phát hiện biên bản hòa giải trên có những khuất tất. Đó là mực viết của trang 1 và 2 không giống với trang 4. “Khi hòa giải, tôi không thừa nhận nợ bà Đông 300 triệu đồng nhưng trong biên bản lại có số tiền này. Tôi nghi ngờ trang 1 và 2 đã bị cán bộ ấp đánh tráo và viết lại”- chị Dung nêu nguyên nhân kháng nghị giám đốc thẩm.

Được Chủ tịch UBND thị trấn Lịch Hội Thượng mời lên làm việc và có mặt của phóng viên, ông Khưu Thạnh (người ghi biên bản) thừa nhận đã viết lại trang 1 và 2 của biên bản. Sau đó, ông cũng không đọc lại cho các đương sự nghe nội dung. “Trưởng Ban nhân dân ấp kêu tôi viết lại biên bản cho sạch. Các đương sự không ký khóa đuôi vào trang 2 là do sau khi hòa giải thì mọi người đã về. Nội dung viết lại giống biên bản lập trước đó nhưng tờ gốc không tìm thấy”- ông Khưu Thạnh nói.

Theo luật sư Nguyễn Viết Chinh (Đoàn Luật sư tỉnh Sóc Trăng), biên bản được lập ra cho mọi người cùng kỳ rồi viết lại là vi phạm tố tụng, không còn giá trị. Các trang liên quan không có chữ ký xác nhận của đương sự thì không thể xem là giấy tờ hợp pháp để làm căn cứ giải quyết vụ án. “Chị Dung có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định 2 loại mực khác nhau trong biên bản hòa giải. Đây là chứng cứ rất quan trọng nếu vụ án được xem xét để xử lại”- luật sư Chinh nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo