-Hệ thống Luật Thịnh Trí trả lời: Tại khoản 2 điều 71 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ: "Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ". Do đó, con cái phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ.
Theo quy định tại khoản 2 điều 1 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007: "Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình".
Một trong các hành vi bạo lực nêu trên có hành vi: hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng (điểm a khoản 1 điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007).
Đối với các trường hợp này, tùy vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm có thể bị xử phạt từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng (điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Đối với trách nhiệm hình sự, người vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm theo điều 185 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về "Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình".
Bình luận (0)