Ông Lộc trả lời: "Ngoài khoản hơn 1,6 tỉ đồng. Với cháu Bích, cháu bị thương tật mất 74,6%. Đây là thương tật vĩnh viễn, suốt đời nên đề nghị gia đình Luyện phải nuôi cháu Bích cả đời. Ngoài ra còn phải bồi thường tổn thất tinh thần cho cả hai họ. Khi xảy ra bên nội 8 anh em, bên nội 9 anh em suốt đời phải suy nghĩ, đau đầu vì câu chuyện này. Hàng xóm láng giềng giờ 7-8 giờ đã đóng cửa đi ngủ. Trẻ con run sợ không dám đi đâu. Mất đi bình yên của xóm làng"
16 giờ 55: Anh Trịnh Quốc Sinh, đại diện uỷ quyền của gia đình nạn nhân được hỏi. Theo anh Sinh, tài sản giao lại cho gia đình còn thiếu chiếc điện thoại và máy ảnh và một chiếc túi màu xám. "Chiếc túi này, vợ chồng Bích Ngọc đựng tiền và vàng. Chắc chắn là phải có tiền và vàng vì hàng ngày chú thím dọn hàng đều bỏ vào đấy. Tôi chắc chắn là thế!"
Lúc này người nhà nạn nhân nhao nhao: Phải mạng đổi mạng! Phải tử hình tên Luyện
Chủ toạ phải liên tục nhắc nhở, đây là vấn đề bồi thường dân sự.
16 giờ 45: Lê Thành Nghi cho rằng mình "bị oan". Chủ toạ hỏi tại sao lại nghĩ mình oan thì Nghi trả lời, do bị cáo không biết. Khi chủ toạ giải thích, việc không biết nhưng vẫn phạm tội thì không phải là oan thì Nghi mới chịu.
16 giờ 28: Lần lượt, các bị cáo Trương Văn Hợp, Dương Thị Lược và Lê Thành Nghi trả lời, kể lại các tình tiết trùng khớp với cáo trạng.
16 giờ 15: bị cáo Lê Văn Miên, bố của Luyện, bắt đầu trả lời các câu hỏi của chủ tọa. Toà hỏi: "Khi nào thì bị cáo nghi ngờ con trai mình cướp vàng?", Miên đáp: "khi bị cáo nhận được 2 chỉ vàng từ con trai".
16 giờ 02: Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Hồng: "Khi nào bị cáo biết tin về vụ án tại tiệm vàng Ngọc Bích". Hồng đáp: "Khi bị cáo đưa Luyện đến trạm xá xã Thanh Lâm". Hồng khai, khi chở Luyện về nhà đã gặng hỏi nhiều lần nhưng Luyện nói không liên quan đến vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích.
15 giờ 55: Kết thúc phần xét hỏi với Luyện, bị cáo Trương Thanh Hồng bước lên đứng trước vành móng ngựa để nghe toà xét hỏi.
Ngay khi bị cáo Hồng vừa trả lời được mấy câu thì người thân của gia đình nạn nhân có ý kiến. Một số thân nhân yêu cầu được đưa di ảnh của người đã mất lên phía trên để các bị cáo trông thấy. Tuy nhiên, chủ toạ đã bác bỏ yêu cầu này vì cho rằng đây là toà án, cần thể hiện tính nghiêm minh.
Phiên toà tiếp tục. Trương Thanh Hồng trong dáng vẻ gầy yếu, giọng khàn ồm trả lời từng câu hỏi của chủ toạ đúng như những tình tiết đã nêu trong cáo trạng.
15 giờ 35: Chủ toạ phiên toà hỏi: "Tại sao không cướp vàng trước mà lại giết cả nhà rồi mới cướp vàng?". Lê Văn Luyện đáp: "Khi vào đến nhà, cháu không dám lấy trước vì phá tủ kính gây tiếng động, sợ cả nhà thức dậy nên giết trước".
Luyện nói có vẻ ngập ngừng "Bị cáo đã khai hết với cơ quan điều tra rồi!" rồi nhát ngừng khai lại diễn biến vụ án từ khi đột nhập vào tiệm vạng Ngọc Bích. Chủ toạ phải nhắc nhở: "Bị cáo cứ bình tĩnh trình bày rõ ràng sự việc". Luyện vẫn im lặng khoảng 10 giây rồi mới tiếp tục chậm rãi trả lời tiếp các câu hỏi.
Người thân gia đình anh Ngọc, chị Chín, cháu Thảo và cháu Bích phía dưới tiếp tục khóc nấc lên.
Lực lượng công an phải vào động viên, giữ trật tự. Chủ toạ phiên toà 3 lần nhắc nhở người nhà phải nén đau thương, giữ bình tĩnh để phiên toà được tiếp tục.
Sau khi người nhà ổn định hơn, đại diện Viện KSND tiếp tục đọc cáo trạng. Lúc này, Luyện và các bị cáo là người thân của Luyện trước vành móng ngựa đều cúi gằm mặt. Các chiến sĩ công an phải sát lại các bị cáo để đề phòng người thân và người xem quá kích động.
14 giờ 20: Khi đại diện Viện KSND đọc cáo trạng đến đoạn Luyện ra tay sát hại dã man và đê tiện cháu Trịnh Thị Thảo lúc ấy mới 18 tháng tuổi, người nhà phía dưới ôm mặt khóc nức nở.
13 giờ 40: Người thân của cháu Trịnh Thị Bích và gia đình chủ tiệm vàng cũng đã vào phòng xử án TAND tỉnh Bắc Giang. Ông Trịnh Văn Tín, ông nội của cháu Bích, và anh Đinh Văn Hương Đinh Văn Hương – anh trai của chị Đinh Thị Chín là vợ anh Trịnh Thành Ngọc - cũng đã có mặt.
Bên ngoài cổng TAND tỉnh Bắc Giang nhiều người dân cũng kéo đến. Lực lượng an ninh được bố trí dầy đặc hơn. Tuy nhiên, không khí bớt náo nhiệt, ồn ào hơn sáng nay.
9 giờ 58: Chủ tọa phiên tòa - thẩm phán Thân Quốc Hùng, Phó chánh tòa hình sự, TAND tỉnh Bắc Giang - tuyên bố, sau khi hội ý, HĐXX tiếp tục xử án vì người đại diện cho cháu Trịnh Thị Bích (anh Trịnh Quốc Sinh – anh trai của anh Trịnh Thành Ngọc và anh Đinh Văn Hương – anh trai của chị Đinh Thị Chín là vợ anh Trịnh Thành Ngọc) buổi sáng đã có mặt song vì lý do gì đó đã vắng mặt.
Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Bá Ngọc - luật sự bào chữa cho Lê Văn Luyện - cũng cho rằng: “Do không có nhân chứng, người đại diện của cháu Bích cũng vắng nên đề nghị hoãn tòa là hợp lý!”.
9 giờ 5: Trong khi HĐXX vẫn đang hội ý thì một diễn biến bất ngờ xảy ra ngoài đường, trước cổng TAND tỉnh Bắc Giang. Một người thân trong gia đình cháu Trịnh Thị Bích, cầm di ảnh của người đã mất liên tục gào thét: "Có người đánh tao! Sao chúng mày làm thế! Mau trả lại cháu cho tao!"
Hàng trăm người dân túa ra bao vây tìm người được cho là đã đánh chị này song không thấy. Lực lượng công an lập tức ra giải tán đang đám đông,
Phóng viên tìm ông nội của cháu Bích là ông Trịnh Văn Tín song ông Tín cũng đã rời khỏi phòng xử án, ra phía ngoài tự lúc nào. Được biết, sau khi ra ngoài, ông Tín đã yêu cầu cho tất cả người nhà bị hại vào trong phòng xử án và có những hành động quá khích. Không hiểu vì lý do gì, ông Tín hiện thấy đang ngồi trong xe ô tô, đóng kín cửa.
Trong khi đó, ở ngoài phiên tòa, nhiều người dân nhao nhao yêu cầu tòa phải tiếp tục xử. Một số người cho biết, người đại diện cho cháu Trịnh Thị Bích (anh Trịnh Quốc Sinh - anh trai của anh Trịnh Thành Ngọc và anh Đinh Văn Hương - anh trai của chị Đinh Thị Chín là vợ anh Trịnh Thành Ngọc) buổi sáng có đến phiên tòa song không hiểu vì lý do gì đó lại không thấy đâu.
8 giờ 15: Toà tiếp tục kiểm tra các nhân chứng. Đến thời điểm này, mẹ của Luyện là bà Trương Thị Thơm, cũng không có mặt. Trước đó, có tin cho rằng sau khi Luyện bị bắt vì tội ác quá dã man, bà Thơm đã có dấu hiệu của bệnh thần kinh do quá căng thẳng.
Hàng trăm người dân đã được vào trong khuôn viên của toà án, nghe ngóng từng động tĩnh của vụ án. Nhiều người liên tục hỏi các chiến sĩ cảnh sát và phóng viên về tình hình bên trong.
Ông Trịnh Văn Tín - bố đẻ của anh Trịnh Thành Ngọc chủ tiệm vàng và là ông nội cháu Bích - liên tục lớn tiếng bên ngoài: “Yêu cầu phải tử hình Luyện vì những tội lỗi quá lớn gây ra cho gia đình”, “Một gia đình đang yên ấm, hạnh phúc như thế mà giờ tan nát”
Người đại diện của gia đình bị hại là anh Trịnh Quốc Sinh - anh trai của anh Trịnh Thành Ngọc và anh Đinh Văn Hương - anh trai của chị Đinh Thị Chín (vợ anh Trịnh Thành Ngọc) được gia đình ủy quyền là đại diện hợp pháp đã yêu cầu Lê Văn Luyện phải bồi thường 1.683,5 triệu đồng.
Trong đó, chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe cho cháu Bích là 663 triệu đồng. Tiền đền bù tồn thất tinh thần cho cháu Bích là 100 triệu đồng. Chi phí mai táng các nạn nhân là 272 triệu đồng. Tiền cấp dưỡng cho cháu Bích đến đủ 18 tuổi là 648 triệu đồng.
Về khoản bồi thường hơn 1,6 tỷ đồng, anh Sinh cho rằng, đây chỉ mang tính tượng trưng chứ không bao giờ bù đắp được nỗi đau mất mát con người. Cháu Bích bị thương hơn 70% cũng là đã mất cả đời người rồi!
Sau khi được phẫu thuật nối tay, bé Bích được gia đình đưa vào
Theo kết luận điều tra của Công an tỉnh Bắc Giang, trong vụ án này, bị cáo gây án một mình và “hành vi phạm tội của Lê Văn Luyện là đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất dã man, tàn bạo chưa từng có từ trước tới nay, dư luận quần chúng nhân dân bức xúc. Mặc dù khi gây án Luyện ở độ tuổi vị thành niên (17 tuổi 10 tháng 6 ngày) song cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật.
Hành vi phạm tội của của Lê Văn Luyện được đánh giá đặc biệt nghiêm trọng, dã man tàn bạo chưa từng có. Luyện đã xuống tay một cách tàn bạo, cướp đi sing mạng của 2 vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích là anh anh Trịnh Thành Ngọc (37 tuổi), chị Đinh Thị Chín (35 tuổi) và cháu Trịnh Thị Thảo (18 tháng tuổi); chém trọng thương cháu Trịnh Thị Bích (8 tuổi) và cháu Bích may mắn sống sót là ngoài ý muốn của hung thủ.
Đây cũng là một vụ án có tính chất vô cùng nghiêm trọng và lớn nhất từ trước tới nay tại tỉnh Bắc Giang, gây căm phẫn không chỉ đối với thân nhân những người bị hại mà cả người dân.
Do vậy, công tác bảo vệ an ninh cho phiên tòa đã được thắt chặt tối đa với nhiều tình huống đã được lên phương án sẵn. Đại tá Nguyễn Văn Dư - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang - cho biết, lực lượng an ninh được bố trí tăng cường ở khu vực trong và ngoài phiên tòa nhằm đảm bảo an ninh trật tự cho phiên tòa.
Theo thẩm phán Hùng, vụ án này cũng như bất cứ vụ án nào thì ông đều nghiên cứu kỹ những tình tiết trong hồ sơ vụ án cũng như quá trình xét xử để đưa ra phán quyết đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không làm oan và không bỏ lọt tội phạm.
Luật sư Nguyễn Bá Ngọc - luật sư bảo chữa cho Lê Văn Luyện - cũng cho biết, do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, đặc biệt là hậu quả để lại, gây phẫn uất cho dư luận xã hội, nên dù có nhiều tình tiết giảm tội (như phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi, khai báo thành khẩn…) song quyết định cuối cùng vẫn thuộc về tòa án.
Cùng bị đưa ra xét xử với Lê Văn Luyện còn có 5 bị can khác là thân nhân của Luyện, gồm: gồm: Lê Văn Miên (bố đẻ của Luyện); Trương Thanh Hồng (anh họ của Luyện) và Lê Thị Định (cô của Luyện) bị xét xử với tội danh “Che dấu tội phạm”; Trương Văn Hợp (bố của Trương Thanh Hồng) và Dương Thị Lược (vợ Hợp) bị xét xử với tội danh “Không tố giác tội phạm”.
Dã man, tàn bạo chưa từng có Theo cáo trạng truy tố Lê Văn Luyện và 5 bị can liên quan, vào rạng sáng 24-8-2011, lợi dụng đêm mưa gió, Lê Văn Luyện đã đột nhập vào tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) mang theo dao với mục đích cướp của. Tại đây, Luyện đã ra tay sát hại dã man vợ chồng chủ tiệm vàng là anh Trịnh Thành Ngọc (37 tuổi), chị Đinh Thị Chín (35 tuổi) và cháu Trịnh Thị Thảo (18 tháng tuổi); chém đứt bàn tay phải cùng nhiều nhát khác lên người cháu Trịnh Thị Bích (8 tuổi). Sau khi gây ra vụ thảm sát, Luyện xuống tầng 1 cướp đi một lượng vàng lớn. Số tang vật vụ án sau này được thu giữ bao gồm 231 nhẫn, 67 dây chuyền, 13 vòng tay, 4 kiềng cổ, 5 mặt đá có bọc kim loại màu vàng,… 1 điện thoại Nokia 3110 cũ. Tổng giá trị ước tính khoảng 1,3 tỉ đồng. Ngoài Lê Văn Luyện bị đưa ra xét xử với 3 tội danh: “giết người", "cướp tài sản” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; 5 bị can khác là thân nhân của Luyện, gồm: Lê Văn Miên; Trương Thanh Hồng (anh họ của Luyện) và Lê Thị Định (cô của Luyện) bị xét xử với tội danh “Che dấu tội phạm”; Trương Văn Hợp (bố của Trương Thanh Hồng) và Dương Thị Lược (vợ Hợp) bị xét xử với tội danh “Không tố giác tội phạm”. |
Bình luận (0)