Sát Trường Tia Sáng (nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật và người lang thang cơ nhỡ, địa chỉ 667B Quốc lộ 20, xã Đại Lào, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) là một công ty được cho là đơn vị đỡ đầu của trường này. Công ty này trưng biển hiệu khá kỳ quặc: Một bên ghi tên công ty là “C-Ty TNHH Sản xuất Thương mại Thanh Nga” (gọi tắt là Công ty Thanh Nga), bên kia lại ghi “C-Ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Anh Nga” (gọi tắt là Công ty Anh Nga).
Thay tên nhưng vẫn giữ trò lừa
Chúng tôi đến Chi cục Thuế thị xã Bảo Lộc để xác minh “Thanh Nga” hay “Anh Nga”. Ông Lê Phùng Dần, cán bộ chi cục thuế, cho biết Công ty Anh Nga của ông Tô Tuấn Anh đã giải thể. Đến năm 2007, Công ty Thanh Nga “mọc” lên trên phần đất của Công ty Anh Nga. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giám đốc Công ty Thanh Nga là ông Trần Văn Hữu.
Trong thời gian Công ty Anh Nga còn hoạt động, ông Tô Tuấn Anh đã đề xuất thành lập Trường Tia Sáng. Trong quyết định thành lập trường do UBND thị xã Bảo Lộc phê duyệt có ghi: “Kinh phí hoạt động của trường do Công ty Anh Nga đỡ đầu và vận động từ các nguồn khác”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, giữa ông Tô Tuấn Anh và ông Trần Văn Hữu có quan hệ rất mật thiết. Ông Hữu hiện được ông Anh giao quản lý ngôi trường này nhưng các bảo mẫu ở Trường Tia Sáng cho biết ông Hữu chỉ là người làm công cho ông Anh, mọi việc đều do ông Anh quyết.
Công ty Thanh Nga cũng thay thế Công ty Anh Nga trong việc đỡ đầu cho Trường Tia Sáng. Bằng chứng là trong một lá đơn đưa trẻ từ Trường Tia Sáng ra cộng đồng, phía trên đơn ông Trần Văn Hữu xưng là hiệu trưởng nhà trường nhưng phía dưới đơn lại ghi là giám đốc Công ty Thanh Nga và ký tên, đóng dấu đỏ của công ty này.
Công ty Thanh Nga vừa “đỡ đầu” Trường Tia Sáng vừa mua bán quân trang quân dụng
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty Thanh Nga do Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp, ngành nghề kinh doanh của công ty này là “sản xuất, kinh doanh hàng may mặc; kinh doanh trang thiết bị văn phòng, hàng tư liệu tiêu dùng; sản xuất, kinh doanh nhà bạt, quần áo, phao cứu sinh; ủy thác xuất nhập khẩu”. Tuy nhiên, trên thực tế, Công ty Thanh Nga kinh doanh cả những mặt hàng quân trang quân dụng, như còng số 8, bình xịt hơi cay, gậy sắt 3 khúc, gậy cao su, áo chống đạn, roi điện, ống nhòm, trang phục sĩ quan quân đội...
Chào hàng cả công an, quân sự...
Các hóa đơn, chứng từ của Công ty Thanh Nga cho thấy đối tượng khách hàng mua quân trang quân dụng của công ty này khá rộng. Có đơn vị mua là công an xã, ban chỉ huy quân sự xã, UBND huyện... thuộc các địa phương ở miền Trung. Theo thượng tá Nguyễn Văn Thiệt, Trưởng Công an thị xã Bảo Lộc, trước đây ông Tô Tuấn Anh (thời còn làm giám đốc Công ty Anh Nga - PV) cũng kinh doanh những mặt hàng quân trang quân dụng.
Tờ hóa đơn cho thấy Công ty Thanh Nga đã mua quân trang quân dụng từ Công ty Việt Sơn Hà. Ảnh: N.Phú
Có lần, đại diện Công ty Anh Nga đến Công an thị xã Bảo Lộc tiếp thị các mặt hàng này. Trung tá Nguyễn Văn Chanh, Đội trưởng Đội CSGT - Trật tự Công an thị xã Bảo Lộc, cho biết thỉnh thoảng nhân viên của ông Tô Tuấn Anh có đến đơn vị chào bán nón CSGT, dùi cui... và đơn vị có mua hàng của công ty này nhưng số lượng ít, bởi chất lượng kém, giá cao.
Có liên quan ông Tô Tuấn Anh?
Theo các hóa đơn tài chính chúng tôi thu thập được, Công ty Thanh Nga đã mua một lượng lớn các mặt hàng quân trang quân dụng từ hai công ty ở TPHCM. Cụ thể ngày 30-12-2008, Công ty Thanh Nga đã mua lô hàng trị giá hơn 200 triệu đồng từ Công ty TNHH Thương mại Hiệp Nhất Phát (phường 4, quận Tân Bình-TPHCM).
Trong lô hàng này có 30 áo bảo hộ - chống đạn. Trước đó, ngày 20-11-2008, Công ty Thanh Nga mua lô hàng trị giá 300 triệu đồng gồm gậy cao su, còng số 8, gậy sắt 3 khúc, bình xịt hơi cay, giày vải từ Công ty TNHH Việt Sơn Hà (phường 15, quận Tân Bình).
Theo quy định tại Nghị định 06/2008/NĐ-CP về “Buôn bán mặt hàng không đúng đăng ký kinh doanh” và Nghị định 150/2005/NĐ-CP về “Mua bán vận chuyển vũ khí thô sơ - công cụ hỗ trợ”, trước mắt có thể khẳng định các công ty Thanh Nga, Hiệp Nhất Phát và Việt Sơn Hà đã vi phạm pháp luật. Sáng 8-7, ông Nguyễn Xuân Long, Chi cục trưởng Chi cục Thuế thị xã Bảo Lộc, cho biết sẽ kiểm tra toàn diện Công ty Thanh Nga để xử lý.
Sự thật còn lại cần làm rõ là nguồn hàng quân trang quân dụng mà hai công ty Hiệp Nhất Phát và Việt Sơn Hà đã bán cho Công ty Thanh Nga lấy từ đâu và điều tra bước đầu của chúng tôi cho thấy có dấu hiệu liên quan giữa ba công ty này và ông Tô Tuấn Anh cùng hai doanh nghiệp sở hữu lô hàng quân trang quân dụng khổng lồ vừa bị phát hiện ở quận Tân Phú - TPHCM...
Cán bộ QLTT bị “khủng bố” tinh thần Ông Dương Công Khanh, Trưởng Phòng Nghiệp vụ Chi cục QLTT TPHCM, cho biết: Theo báo cáo của Chi cục QLTT TPHCM gửi UBND TP ngày 8-7, lô hàng quân trang quân dụng vừa phát hiện tại quận Tân Phú được định giá 647.690.000 đồng. Theo điều 12, Nghị định 107/2008/NĐ-CP, với số hàng trị giá từ 100 triệu đồng trở lên thì chuyển cho cơ quan tố tụng hình sự để xử lý. Trong hai ngày 7 và 8-7, đội trưởng và đội phó Đội QLTT quận Tân Phú tiếp tục bị “khủng bố” tinh thần bởi hàng chục tin nhắn có nội dung chửi bới thô tục, thậm chí hăm dọa “lấy xác”. Người gửi các tin nhắn này được bên nhận tin cho là từ phía ông Tô Tuấn Anh. N.Hải |
Lừa đảo bằng tăm xỉa răng của Trường Tia Sáng Ngày 8-7, Cảnh sát 113 Đội Trung tâm - Công an TPHCM bắt 5 đối tượng có hành vi lừa đảo. Các đối tượng này rảo quanh khu vực tập trung đông thí sinh thi đại học và phụ huynh để chào bán tăm tre mang nhãn hiệu “Nhân đạo”. Vừa chào bán tăm, các đối tượng này còn chìa thêm tờ giấy in hàng chữ: “Danh sách các nhà hảo tâm trên cả nước dành cho người mù, khuyết tật”. Sau khi vờ xin chữ ký người mua tăm, các đối tượng này còn xin thêm tiền của họ để gọi là “hỗ trợ trẻ em khuyết tật”. Đáng nói, số tăm tre này là của Trường Tia Sáng! Mỗi khi bán được khoảng 100.000 đồng, nhóm trên được một thanh niên tên Thắng trích lại 30.000 đồng. Tang vật thu giữ tại Công an phường 6, quận 3 - TPHCM gồm 243 bịch tăm, danh sách những người ủng hộ tiền cùng giấy giới thiệu của Hội Người mù thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội – PV)... T.Tiến |
Bình luận (0)