xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạm giam, tạm giữ: Giao cho ai?

Văn Duẩn - Thùy Dương

Nên giao việc quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam về Bộ Tư pháp để bảo đảm tính khách quan trong công tác tạm giam, tạm giữ, tránh bức cung, nhục hình

Sáng 9-11, Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam. Chiều cùng ngày, QH thảo luận tại tổ về dự án Luật Đấu giá tài sản.

Tránh bức cung, nhục hình

Góp ý về dự thảo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, đại biểu (ĐB) QH Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng hệ thống cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam hiện nay chưa tách bạch nên dẫn đến không ít vụ bức cung, nhục hình đã xảy ra. “Xét về bộ máy, mô hình hiện nay đã tách biệt giữa hệ thống cơ quan điều tra đồng cấp với các cơ sở tạm giữ, tạm giam nhưng vẫn do công an cấp tỉnh, huyện quản lý chung về nhân lực, con người; ngay cả việc bổ nhiệm, điều động nhân sự cũng bị phụ thuộc. Vì vậy, phải tách việc quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam ra khỏi cơ quan điều tra hình sự công an cấp tỉnh, huyện để bảo đảm tính khách quan trong công tác tạm giam, tạm giữ” - ĐB Vinh kiến nghị. Theo ông Vinh, việc quản lý tạm giam, tạm giữ nên giao Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII - Bộ Công an).

 

Đại biểu Quốc hội Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) kiến nghị xem xét quy định minh oan cho người bị buộc tội chết trong giai đoạn điều tra Ảnh: Nguyễn Nam
Đại biểu Quốc hội Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) kiến nghị xem xét quy định minh oan cho người bị buộc tội chết trong giai đoạn điều tra Ảnh: Nguyễn Nam

 

Đồng tình với việc tách quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam khỏi cơ quan điều tra nhưng ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) không đồng tình giao cho cơ quan chức năng của Bộ Công an. Ông Nghĩa đề xuất: “Theo tôi, nên giao cho Bộ Tư pháp quản lý để bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội, đồng thời để chống bức cung, nhục hình. Việc tạm giữ, tạm giam phải độc lập với điều tra viên, công tố viên”.

Một nội dung khác được các ĐB đề cập là thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam tự sát hoặc bị đánh chết trong nhà tạm giữ, tạm giam. Điều này xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người, quyền công dân, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Theo ĐB Lê Minh Hiền (Khánh Hòa), QH khi xem xét thông qua Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), cần xem xét quy định minh oan cho người bị buộc tội chết trong giai đoạn điều tra để phần nào làm nguôi đi đau khổ cho thân nhân” - bà Hiền nói.

Đấu giá tài sản: Còn nhiều băn khoăn

Chỉ ra điểm còn thiếu sót trong nội dung về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đấu giá tài sản trong dự thảo Luật Đấu giá tài sản, ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP HCM) cho rằng trên thực tế, có trường hợp sau khi đấu giá tài sản thì việc nhận chuyển giao tài sản gặp khó khăn do có tranh chấp. “Tôi đề nghị bổ sung quy định người đưa tài sản ra đấu giá phải thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản đấu giá đó để người đấu giá khi trả tiền xong được bảo đảm quyền lợi chuyển giao tài sản” - ĐB Hòa đề xuất.

Một nội dung khác được ĐB Hòa quan tâm là quy định tài sản cố định của DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì lúc bán phải thông qua đấu giá. “Vậy trường hợp nhà nước không nắm 100% mà nắm 51% thì tài sản đó không thông qua đấu giá liệu đã ổn chưa?” - ông Hòa đặt câu hỏi. Ông Hòa cũng băn khoăn với quy định chỉ khi nào bán tài sản cố định mới thông qua đấu giá, vậy bán tài sản vô hình, ví dụ như giá trị thương hiệu, thì có đưa vào đấu giá hay không?

Ở nội dung đấu giá nợ xấu, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP HCM) nêu ý kiến ủng hộ phương án 1 trong dự án luật là không cần quy định riêng một chương cho đấu giá nợ xấu mà nên để Chính phủ quy định chi tiết. ĐB Lê Minh Thông (Thanh Hóa), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, đồng tình cho rằng nợ xấu cũng chính là tài sản nên vẫn phải tuân thủ các quy tắc phổ quát của đấu giá và không nên có quy định đặc thù. Do vậy, việc giao Chính phủ quy định chi tiết về đấu giá là đủ.

 

Nên đấu giá biển số xe đẹp

Trao đổi với phóng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thừa nhận có tình trạng xin - cho biển số xe đẹp. Do đó, cần cân nhắc đến việc đấu giá biển số xe đẹp khi chỉnh lý Luật Đấu giá tài sản và khi hướng dẫn thi hành sau này. Hơn nữa, theo ông Cường, không chỉ biển số xe đẹp mà ngay cả tài sản vô hình mà xã hội ưa chuộng cũng cần được xem xét đấu giá.

B.Trân

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo