xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếp tay lừa đảo, 2 cán bộ xã vẫn được miễn trách nhiệm hình sự!

Bài và ảnh: Hồng Nhung

(NLĐO) - Chủ tịch xã tiếp tay lừa đảo, ký “bừa” vào hồ sơ công chứng sang nhượng đất trái quy định rồi lệnh cấp dưới đóng dấu xác nhận. Sự việc vỡ lở, cả hai dắt tay nhau ra tòa

Hôm qua, 29-6, TAND TP HCM xét xử sơ thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Phan Văn Được (ngụ huyện Củ Chi, TP HCM) làm chủ mưu. Liên quan đến vụ án, 2 bị cáo khác là Bùi Văn Danh (nguyên Chủ tịch UBND xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, TP HCM) và Nguyễn Văn Nghệ (nguyên Ủy viên văn phòng của UBND xã Phước Hiệp) cũng ra hầu tòa.

“Lại quả” cho chủ tịch xã 20 triệu đồng

Tại tòa, bị cáo Phan Văn Được khai nhận mình làm nghề “cò” đất ở xã Phước Hiệp và có quen biết với ông Bùi Văn Danh và ông Nguyễn Văn Nghệ.

Tháng 1-2002, Được đưa ba hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 55.800 m2 đất của 4 người bán cho bà Đinh Thị Nhanh với giá hơn 624 triệu đồng. Bà Nhanh giao cho Được gần 600 triệu đồng để trả cho các chủ đất. Số tiền còn lại bà Nhanh sẽ đưa sau khi làm thủ tục sang tên. Ba hợp đồng này đều có chữ ký của ông Bùi Văn Danh và dấu xác nhận do ông Nguyễn Văn Nghệ đóng.

Được bà Nhanh tin tưởng, đến tháng 3-2002, Được tiếp tục môi giới cho bà Nhanh mua hơn 50.000m2  đất của 4 người khác và giúp hai bên làm hợp đồng chuyển nhượng. Tuy nhiên, Được tự giới thiệu mình là người mua chứ không cho chủ đất biết bà Nhanh mới là người mua. Được nhận gần 700 triệu đồng của bà Nhanh. Sau đó Được đưa hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) chưa có nội dung và giao gần 500 triệu cho bốn chủ đất. Bên bán giao lại bốn bản gốc giấy chứng nhận QSDĐ cho Được. Qua vụ mua bán này, Được hưởng chênh lệch gần 200 triệu đồng.

Có ý định chiếm đoạt tiền của bà Nhanh từ trước nên khi có giấy chứng nhận QSDĐ trong tay, Được không giúp bà Nhanh làm thủ tục sang tên luôn mà lại tự ý chuyển nhượng diện tích đất đó cho người khác để kiếm lời. Lợi dụng lòng tin của khách hàng, Được giả chữ ký của hai bên trên hợp đồng mua bán. Ông Danh vẫn ký xác nhận cho những hợp đồng này, ông Nghệ đóng dấu và vào sổ theo dõi. Được thu lợi hơn 772 triệu đồng.

Các bị cáo tại tòa
Các bị cáo tại tòa

Lòng tham không đáy, đến tháng 2-2007, Được tiếp tục dùng thủ đoạn trên để bán quỹ đất còn lại của bà Nhanh và “bỏ túi” hơn 1,1 tỉ đồng. Tháng 10-2007, bà Nhanh phát hiện Được tự ý chuyển nhượng đất của mình cho người khác nên làm đơn tố cáo. Được bỏ trốn đến tháng 6-2013 thì bị bắt.

Với cương vị chủ tịch UBND xã, ông Bùi Văn Danh đã “lờ” đi sai phạm, ký xác nhận bảy hợp đồng mua bán đất do Được dựng lên với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Nghệ nghe theo lệnh của ông Danh, mặc dù biết những hợp đồng chuyển nhượng trên có vấn đề nhưng vẫn đóng dấu xác nhận. Sau khi thu lợi hơn 1,2 tỉ đồng bằng thủ đoạn trên, Được chỉ “lại quả” cho ông Danh 20 triệu đồng, ông Nghệ 500.000 đồng.

"Chủ tịch xã đã ký, cấp dưới bắt buộc phải đóng dấu"

Trong phần tranh luận tại tòa, luật sư Phùng Minh Tuấn, bào chữa cho ông Nguyễn Văn Nghệ trình bày quy định của nhà nước về công chứng, chứng thực nêu rõ các bên ký tên trong giấy tờ chứng thực phải thực hiện trước mặt cán bộ, trưởng ban, công chứng viên… Hơn nữa, UBND huyện, xã không có quy chế về việc sử dụng con dấu. Trong trường hợp này, ông Nghệ chỉ thực hiện nhiệm vụ đóng dấu chứ không hề đặt bút ghi hay ký trên văn bản, cũng không phải là người có trách nhiệm chứng kiến hai bên lý hợp đồng. “Ông Nghệ chỉ là cấp dưới thừa hành nhiệm vụ do cấp trên - là ông Danh giao phó. Trên thực tế, ít ai dám khước từ mệnh lệnh của cấp trên vì sợ mất việc làm” - luật sư Tuấn giải thích.

Đại diện VKSND TP HCM lại cho rằng việc ông Nghệ thuận theo ý cấp trên nhắm mắt cho qua việc làm sai trái của bị cáo Được là hành động cố tình thực hiện chứ không chịu bất kỳ áp lực nào. Theo quy định, khi thực hiện công chứng, chứng thực, người thực hiện phải khách quan, trung thực và phải chịu trách nhiệm về việc công chứng, chứng thực của mình; trong trường hợp biết hoặc phải biết việc công chứng, chứng thực hoặc nội dung công chứng, chứng thực là trái pháp luật, đạo đức xã hội, thì không được thực hiện công chứng, chứng thực. Ông Nghệ đã bỏ qua những quy định trên của Nhà nước về công chứng, chứng thực.

Đối với ông Bùi Văn Danh và Nguyễn Văn Nghệ, HĐXX nhận định hành vi của 2 bị cáo phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Do mối quan hệ quen biết nên 2 bị cáo cố tình bỏ qua sai phạm cho Phan Văn Được, làm thủ tục nhanh hơn để hưởng lợi ích, tuy không lớn. Suốt quá trình sự việc diễn ra, ông Danh và ông Nghệ đều không có hành động yêu cầu hay nhũng nhiễu. Trong quá trình công tác, ông Danh và ông Nghệ đã có nhiều thành tích xuất sắc, được tặng nhiều giấy khen. Do đó, HĐXX tuyên bố miễn trách nhiệm hình sự cho ông Bùi Văn Danh và Nguyễn Văn Nghệ.

Bị cáo Phan Văn Được bị kết án 15 năm tù giam với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài ra, bị cáo phải bồi thường hơn 1,2 tỉ đồng cho nạn nhân, nộp lại toàn bộ số tiền có được từ thu lợi bất chính vào ngân quỹ Nhà nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo