xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết thế nào?

Bài và ảnh: Di Lâm

(NLĐO) - Dù có đầy đủ thẩm quyền nhưng rất ít cơ quan thanh tra phát huy quyền quyết định thu hồi tiền bị chiếm đoạt hay kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra...

Hội thảo "Sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra: Những vấn đề lý luận và thực tiễn" do Trường Đại học Luật TP HCM tổ chức đã diễn ra ngày 26-11.

Tại hội thảo, nhiều đại diện cơ quan thanh tra, chuyên gia pháp luật bày tỏ nhiều ý kiến bóc tách vấn đề thiếu nhất quán, chưa sát thực tế trong Dự thảo Luật Thanh tra.

Làm khó Tổng Thanh tra Chính phủ?

Phân tích hoạt động thanh tra, TS Cao Vũ Minh (Đại học Luật TP HCM) cho biết các cá nhân đảm trách những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng là xử lý văn bản pháp luật (VBPL) có khiếm khuyết. 

Hiện nay, VBPL chia thành ba loại, gồm: văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hành chính. Việc xử lý VBQPPL khiếm khuyết được đề cập chi tiết tại Luật Ban hành VBQPPL 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Theo đó, những biện pháp xử lý khiếm khuyết đối với VBQPPL là đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ. 

Trong khi đó, cách xử lý hai loại VBPL còn lại không hợp nhất mà tản mạn ở nhiều VBQPPL khác nhau. Tại Dự thảo Luật Thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền hạn xử lý văn bản khiếm khuyết phát hiện ở giai đoạn thanh tra.

Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết thế nào? - Ảnh 1.

Quang cảnh hội thảo tại Trường Đại học Luật TP HCM

Cụ thể, Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền kiến nghị bộ trưởng đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ quy định. Qua công tác thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền đề nghị UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ quy định do tổ chức, cá nhân này ban hành nhưng trái với Hiến pháp, pháp luật.

Trường hợp bộ trưởng, UBND hay chủ tịch UBND không đồng tình, Tổng Thanh tra Chính phủ có thể trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Ngoài ra, Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý. Nghĩa là, Tổng Thanh tra Chính phủ không có quyền trực tiếp xử lý VBPL khiếm khuyết, mà chỉ có quyền "đề nghị", "kiến nghị".

Tương tự, Chánh Thanh tra chỉ có quyền kiến nghị, báo cáo đến cá nhân, tổ chức có thẩm quyền sau khi phát hiện văn bản pháp luật có khiếm khuyết.

TS Cao Vũ Minh cho rằng những nội dung trên chưa sát thực tiễn thực thi pháp luật. "Thực tế, Thủ Tướng Chính phủ bãi bỏ văn bản do UBND và chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành, chứ không bãi bỏ những hình thức quản lý khác. 

Tổng Thanh tra Chính phủ là người đứng đầu cơ quan ngang bộ, chức vụ tương đương bộ trưởng. Như vậy, Tổng Thanh tra Chính phủ hoàn toàn có quyền đề nghị khi đưa ra yêu cầu xử lý văn bản mà không cần kiến nghị như Dự thảo Luật Thanh tra thể hiện" - TS Cao Vũ Minh dẫn chứng.

Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết thế nào? - Ảnh 2.

Đại biểu bày tỏ quan điểm sửa đổi, bổ sung Dự thảo Luật Thanh tra

Chưa phát huy đủ quyền hạn, trách nhiệm

Thanh tra viên Châu Trần Quỳnh Trang (Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo số 3 - Thanh tra tỉnh Sóc Trăng) ghi nhận việc quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn trưởng đoàn thanh tra góp phần rất lớn hạn chế lộng quyền, lạm quyền. 

Luật Thanh tra 2010 cùng văn bản hướng dẫn thi hành có chỉ rõ nhiệm vụ, quyền hạn trưởng đoàn thanh tra hành chính. 

Ở tỉnh Sóc Trăng, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn này chưa thực sự đầy đủ, đồng bộ. Đại diện cơ quan thanh tra tỉnh Sóc Trăng liệt kê: "Một số nhiệm vụ, quyền hạn chưa từng xuất hiện trên thực tế, như: yêu cầu tổ chức, tín dụng phong tỏa tài khoản, kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm…. Rất ít cơ quan thanh tra phát huy quyền quyết định thu hồi tiền bị chiếm đoạt hay kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra".

Thanh tra viên Châu Trần Quỳnh Trang phản ánh cơ quan chức năng chưa quy định chi tiết thủ tục để trưởng đoàn thanh tra kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn. Vì thủ tục không rõ ràng như thế nên mỗi nơi hiểu và triển khai một kiểu, không thống nhất.

Luật Thanh tra 2010 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2011. Luật Thanh tra tạo ra hành lang pháp lý quan trọng giúp hoàn thiện, nâng cao hoạt động thanh tra; cũng như tăng thêm hiệu quả quản lý nhà nước và công tác phòng, chống tham nhũng.

Dù vậy, Luật Thanh tra không tránh khỏi hạn chế, bất cập. Qua hơn 10 năm, Luật Thanh tra không còn đáp ứng đủ yêu cầu của tình hình mới với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ.

Sắp tới, Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Thanh tra (sửa đổi) và thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2022).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo